Robot Đức sẽ thám hiểm Mặt trăng
Trong khi người Nhật chuẩn bị đưa tiểu robot hình người lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) thì các nhà khoa học Đức lại thực hiện dự án thiết kế robot lên thăm dò Mặt trăng.
Trung tâm DFKI và ZARM (Trung tâm ứng dụng công nghệ không gian và môi trường không trọng lực) hợp tác thiết kế cặp robot có thể lên thám hiểm miệng núi lửa trên Mặt trăng. Dự án sẽ thiết kế loại robot RIMRES với 6 chân có thể di chuyển nhanh hơn loại trang bị bánh xe lăn.
Robot Rimres
Cặp robot bao gồm SHERPA và CREX. Trong đó, SHERPA dài 2,4m, nặng 200kg, di chuyển bằng hệ thống bánh xe chân khớp kết hợp bánh xe lăn trên địa hình gập gềnh của Mặt trăng, các chân có thể tự nâng một cách độc lập để giúp nó trèo qua các tảng đá, tránh bị kẹt khi di chuyển. Phần bụng của SHERPA được trang bị cánh tay dài 1,8m. Nhiệm vụ chính của SHERPA là vận chuyển robot trinh sát nhỏ có tên gọi CREX.
CREX dài 1m và nặng 27kg. Vì nhỏ, nhẹ và chậm nên CREX phải nhờ SHERPA vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Khi tới vị trí "công tác", CREX có thể tự vận động với hệ thống các chân khớp của nó cùng với sự hỗ trợ của các bộ phận cảm biến.
Tiền thân của dự án RIMRES là dự án SpaceClimber được nghiên cứu từ năm 2007-2010.
Theo tạp chí Gizmag thì cần thêm vài năm nữa để cặp robot SHERPA và CREX được hoàn thiện cho nhiệm vụ thám hiểm chị Hằng.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
