Robot ghi hình cánh đồng dung nham 320.000m2 dưới biển

Dung nham phun trào từ núi lửa trên đảo La Palma chảy xuống Đại Tây Dương, tạo ra cấu trúc mới, được robot và camera 360 độ ghi hình.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Thay đổi Toàn cầu và Hải dương học thuộc Đại học Las Palmas sử dụng robot và camera 360 độ để ghi hình cánh đồng dung nham ở độ sâu 20m dưới biển, Newsweek hôm 14/10 đưa tin. Cấu trúc này hình thành do dung nham phun ra từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, quần đảo Canary, Tây Ban Nha.

Cánh đồng dung nham hiện đã dừng phát triển với diện tích khoảng 320.000m2. Nhóm chuyên gia của Kế hoạch Bảo vệ Đặc biệt khỏi Rủi ro Núi lửa của Quần đảo Canary (Pevolca) sẽ sử dụng video này để nghiên cứu thêm về quá trình các đồng bằng dung nham hình thành.

Đồng bằng dung nham hình thành khi dung nham chạm tới đại dương hoặc một vùng nước rộng lớn khác. Sự tiếp xúc khiến dung nham nguội đi, đồng thời nước sôi và tạo ra hơi nước. Nếu dòng dung nham tiếp tục được duy trì, cuối cùng dải dung nham sẽ xuất hiện. Ví dụ nổi bật nhất về vùng đất được tạo nên theo cách này chính là quần đảo Hawaii.

Robot ghi hình cánh đồng dung nham 320.000m2 dưới biển
Dung nham chảy vào Thái Bình Dương tại Kupapa‘u Point, Kilauea, Hawaii. (Ảnh: USGS)

Thực tế, Đảo Lớn của Hawaii vẫn đang mở rộng do hiện tượng trên. Tại đây, dung nham từ núi lửa Kilauea chảy xuống Thái Bình Dương, tạo thành một dải dung nham không ổn định. Khi vững chắc, nó sẽ trở thành vùng đất bổ sung cho hòn đảo.

Núi lửa Cumbre Vieja bắt đầu phun trào hôm 19/9 với một vết nứt mới mở ra vào ngày 24/9. Kể từ khi các vụ phun trào bắt đầu ba tuần trước, khoảng 6.700 người đã phải sơ tán. Dung nham phá hủy khoảng 1.000 tòa nhà, tàn phá các ngôi làng và đất nông nghiệp.

Dung nham chảy tới Đại Tây Dương với vận tốc ước tính 0,8 km/h hôm 7/10. Điều này tạo ra những cột khói mà các chuyên gia cảnh báo có thể dẫn đến những vấn đề về da và hô hấp cho cư dân tại La Palma. Ngoài hơi nước, sự tiếp xúc giữa dung nham và nước cũng sinh ra khói mù dung nham (laze), có tính axit cao và có thể chứa clo.

Hỗn hợp này có đặc tính gây nhức và ăn mòn của axit loãng trong pin nên cần tránh. Laze có thể bị cuốn theo gió nên tác động ăn mòn của nó vươn xa hơn nhiều so với nơi dung nham chảy xuống biển, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật khổng lồ bí ẩn

Sinh vật khổng lồ bí ẩn "canh" tàu đắm khiến các nhà khoa học "hết hồn"

Một nhóm nhà thám hiểm tàu đắm mới đây mạo hiểm lặn xuống đáy Điển Đỏ bất ngờ chạm trán một sinh vật khổng lồ bí ẩn khiến họ sốc " toàn tập".

Đăng ngày: 15/10/2021
Khoảnh khắc đàn cá bơi tạo thành hình trái tim lớn giữa biển khơi

Khoảnh khắc đàn cá bơi tạo thành hình trái tim lớn giữa biển khơi

Khoảnh khắc tuyệt đẹp trong tự nhiên cho thấy đàn cá lớn bơi tạo thành hình trái tim ở vùng biển Florida, Mỹ.

Đăng ngày: 14/10/2021
Đang thảnh thơi thu lưới, ngư dân Nhật

Đang thảnh thơi thu lưới, ngư dân Nhật "hồn xiêu phách lạc" vì nhìn thấy thứ quái dị bên trong

Người đàn ông đã đánh bắt được " quái vật" gì vậy?

Đăng ngày: 14/10/2021
Loài ký sinh trùng kỳ lạ có ngoại hình giống hệt miếng sushi

Loài ký sinh trùng kỳ lạ có ngoại hình giống hệt miếng sushi

Thế giới tự nhiên không thiếu những điều kỳ lạ, điển hình như một loài ký sinh trùng biển ở Nhật, bỗng dưng có ngoại hình giống hệt một miếng... sushi cá hồi.

Đăng ngày: 07/10/2021
Ngư dân Thái Lan

Ngư dân Thái Lan "trúng số" khi nhặt được khối long diên hương giá 30 tỷ đồng trên bãi biển

Trong khi đi trên bãi biển, lão ngư dân vấp phải " tảng đá" kỳ dị và mang về nhà, không ngờ đây là khối báu vật của biển trị giá 30 tỷ đồng.

Đăng ngày: 07/10/2021
Sát thủ kịch độc che đậy bằng vẻ ngoài bắt mắt sống ở vùng biển sâu

Sát thủ kịch độc che đậy bằng vẻ ngoài bắt mắt sống ở vùng biển sâu

Lần đầu tiên ở Anh người ta phát hiện ra loài cá sư tử có vẻ ngoài đẹp mắt nhưng sở hữu nọc độc chết người.

Đăng ngày: 06/10/2021
Đâu ai ngờ loài cá mảnh mai này là

Đâu ai ngờ loài cá mảnh mai này là "sát thủ" nguy hiểm bậc nhất với con người

Con cá nhỏ bé, có mỏ nhọn dài, hàm răng sắc nhọn, được mệnh danh là sát thủ Thái Bình Dương vì có thể đâm chết người

Đăng ngày: 04/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News