Kinh hoàng các khối dung nham khổng lồ của núi lửa rơi xuống, mặt đất rung chuyển ầm ầm

Các phiến dung nham nóng chảy kích thước bằng tòa nhà 3 tầng từ núi lửa Cumbre Vieja lăn xuống sườn đồi trên đảo La Palma của Tây Ban Nha hôm Chủ nhật 10/10 trong khi một loạt địa chấn làm rung chuyển mặt đất.

Viện Địa chất Quốc gia Tây Ban Nha (ING) cho biết, có 21 cơn địa chấn đã xảy ra trong ngày Chủ nhật 10/10, làm rung chuyển mặt đất ở các làng Mazo, Fuencaliente và El Paso.


Núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma của Tây Ban Nha phun ra những khối nham thạch lớn bằng tòa nhà 3 tầng. (Video Global News).

Theo Viện Địa chất và Khai thác Tây Ban Nha, dung nham nóng đỏ chảy xuống sườn núi lửa Cumbre Vieja có kích thước tương đương tòa nhà 3 tầng.

Dòng dung nham với nhiệt độ lên tới 1.240 độ C đã phá hủy một vài công trình kiến trúc cuối cùng còn sót lại ở làng Todoque, Viện núi lửa quần đảo Canary chia sẻ trên Twitter.

Trong chuyến thăm hôm 10/10, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho biết các thành viên của hải quân sẽ giúp làm sạch tro núi lửa bao phủ phần lớn hòn đảo.

Stavros Meletlidis, phát ngôn viên của ING nói với Reuters rằng, đã có một sự sụp đổ một phần hình nón gần lỗ thông hơi của núi lửa vào thứ Bảy 9/10.

"Sự sụp đổ của sườn phía bắc của núi lửa Cumbre Vieja đã gây ra sự giải phóng các khối vật chất lớn và sự xuất hiện của các dòng dung nham mới tràn qua các khu vực đã được sơ tán", Bộ An ninh Quốc gia Tây Ban Nha cho biết.

Các dòng sông dung nham ước tính đã phá hủy 1.186 tòa nhà kể từ vụ phun trào bắt đầu vào ngày 19/9, Viện Núi lửa Quần đảo Canary cho biết.


Dung nham đổ xuống từ miệng núi lửa. (Ảnh Global News).

Theo Miguel Angel Morcuende, giám đốc kỹ thuật của tổ chức Kế hoạch Khẩn cấp Núi lửa Quần đảo Canary (Pevolca), dung nham đã nhấn chìm 493 ha đất.

Khoảng 6.000 người đã được sơ tán khỏi nhà của họ ở La Palma, nơi có khoảng 83.000 cư dân.

Sét đã được nhìn thấy gần vụ phun trào vào đầu ngày thứ Bảy 9/10. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 bởi tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy sét có thể được tạo ra trong quá trình phun trào núi lửa vì sự va chạm của các hạt tro tạo ra điện tích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 19/06/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 18/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News