Robot giống người thức dậy trong vũ trụ

Hôm qua, bộ phận điều khiển mặt đất của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên kích hoạt Robonaut kể từ khi con robot hình người đầu tiên được đưa lên Trạm Vũ trụ quốc tế hồi tháng 2.

Việc đầu tiên là cấp điện cho toàn bộ hệ thống của Robonaut. Tuần sau, robot sẽ được ra lệnh di chuyển.

Bốn camera trong vai trò mắt của Robonaut được bật lên. Một camera hồng ngoại đặt trong miệng robot cũng được kích hoạt. Robonaut sẽ hoạt động với vai trò trợ thủ của phi hành gia.


Robonaut

Bộ phận điều khiển đã bật hệ thống máy tính chính trong bụng Robonaut và hơn 30 bộ vi xử lý gắn trong 2 tay của người máy dùng để kiểm soát các khớp nối.

Ngày 1/9, các nhân viên điều khiển mặt đất sẽ ra lệnh cho Robonaut cử động ngón tay, bàn tay và cánh tay. “Nó ngủ khoảng 1 năm rồi nên cần duỗi tay duỗi chân 1 tý. Giống như phi hành gia phải làm quen môi trường không trọng lực, robot của chúng tôi phải làm tương tự, lắc lư một tí và học cách di chuyển”, Nicolaus Radford, Phó giám đốc dự án robot của NASA, cho biết.

Hiện nay, Robonaut mới được hoàn thiện từ phần eo trở lên. Nó cao 1m và nặng xấp xỉ 150kg. Tay robot dài 81,3cm. Đôi chân của Robonaut đang được thiết kế và sẽ hoàn thành năm 2013.

Ông Radford nói, đầu năm tới, Robonaut sẽ đo vận tốc không khí trong trạm vũ trụ và vài việc lặt vặt khác. Tương lai, robot sẽ được cải tiến để bước ra ngoài khoảng không thực hiện một số nhiệm vụ của phi hành gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News