Robot lên không gian hỗ trợ phi hành gia

Một robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo sắp được đưa lên Trạm Không gian quốc tế (ISS) để hỗ trợ những công việc thường ngày cho các phi hành gia.

CIMON là robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo và có thể hoạt động trong môi trường không trọng lực.

Robot lên không gian hỗ trợ phi hành gia
CIMON sẽ là một trong những robot hoạt động cùng phi hành gia trên ISS đầu tiên.

Theo kế hoạch, CIMON sẽ được phóng lên vũ trụ tối nay (giờ Việt Nam) và sẽ đến ISS vào ngày 2/7.

Là sản phẩm hợp tác giữa Trung tâm hàng không Đức (DLR), Airbus và IBM, CIMON nặng khoảng 5kg và được trang bị sở hữu một màn hình ứng dụng công nghệ in 3D có thể hiển thị dữ liệu.

Đặc biệt, nhóm thiết kế tạo cho CIMON một khuôn mặt thân thiện, giọng nói dễ thương kèm một mạng thần kinh nhân tạo hoạt động như não người.

Sau khi lên ISS, CIMON sẽ làm việc với phi hành gia Alexander Gerst thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). CIMON hỗ trợ các công việc liên quan đến video, hiển thị hình ảnh và kiêm luôn vai trò của một giám sát viên ghi lại tư liệu hoạt động của các phi hành gia trên ISS.

Robot lên không gian hỗ trợ phi hành gia
CIMON được thiết kế khuôn mặt và giọng nói rất dễ thương - (Ảnh: NASA).

CIMON được lập trình nhận diện hình ảnh, giọng nói của Gerst. Ngoài ra, CIMON có thể hiểu ngôn ngữ, ký hiệu và những nguyên tắc trên ISS, giúp robot có thể giao tiếp với các phi hành gia trên trạm ISS.

"Robot này còn có thể nói chuyện vui vẻ như một người đồng nghiệp và cũng có thể biểu lộ cảm xúc với bạn" - Matthlas Biniol từ IBM chia sẻ.

Trên không gian, Gerst kiểm tra khả năng làm việc trong môi trường không trọng lực của CIMON lần cuối, cũng như huấn luyện thêm những kỹ năng phức tạp hơn cho CIMON, chẳng hạn như chơi rubic.

Trong tương lai không xa, CIMON sẽ được lập trình thực hiện luôn công việc "tổng quản" khi liên tục nhắc nhở lịch hoạt động hằng ngày cho các phi hành gia, đồng thời phát hiện và cảnh báo những trường hợp sai sót kỹ thuật khẩn cấp trên ISS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Chúng ta có

Chúng ta có "cô đơn" trong vũ trụ này?

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, xác suất cho rằng chúng ta không có "bạn" trong Dải ngân hà và trong khoảng vũ trụ quan sát được đang lần lượt là 53-99,6% và 39-85%.

Đăng ngày: 29/06/2018
Thêm chứng cứ thuyết phục về sự sống trên mặt trăng sao Thổ

Thêm chứng cứ thuyết phục về sự sống trên mặt trăng sao Thổ

Giới khoa học khẳng định mặt trăng Enceladus của sao Thổ là thực thể vũ trụ duy nhất ngoài Trái đất hội đủ những điều kiện cơ bản để có thể tồn tại sự sống.

Đăng ngày: 29/06/2018
Giới thiên văn mới có một phát hiện chắc chắn sẽ khiến tất cả phải phấn khích

Giới thiên văn mới có một phát hiện chắc chắn sẽ khiến tất cả phải phấn khích

Cụ thể thì nhà thiên văn Helen Giles - tác giả nghiên cứu đã tìm ra một hành tinh mới, đặt tên EPIC248847494b, nằm cách chúng ta 1800 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/06/2018
Tiểu hành tinh 800.000km2 bay tới gần Trái Đất

Tiểu hành tinh 800.000km2 bay tới gần Trái Đất

Tiểu hành tinh mang tên 4 Vesta hay Vesta lớn và sáng tới độ có thể quan sát từ Trái Đất dù ở cách chúng ta 170 triệu km, Metro hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 27/06/2018
Bạn có muốn đi du lịch vũ trụ không? Theo lời phi hành gia của NASA thì chớ có dại!

Bạn có muốn đi du lịch vũ trụ không? Theo lời phi hành gia của NASA thì chớ có dại!

Bạn đã bao giờ muốn bay vào vũ trụ chưa? Thực chất thì đây có thể nói là ước mơ chung của rất nhiều người trong chúng ta khi còn bé.

Đăng ngày: 27/06/2018
Tàu thăm dò vũ trụ Nhật Bản đạt bước tiến lớn trong sứ mệnh tìm nguồn gốc của sự sống

Tàu thăm dò vũ trụ Nhật Bản đạt bước tiến lớn trong sứ mệnh tìm nguồn gốc của sự sống

Theo kế hoạch, con tàu này sẽ thực hiện 3 lần đổ bộ lên Ryugu để thu thập các mẫu đất đá. Lần đổ bộ đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng 9 hoặc 10 tới.

Đăng ngày: 27/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News