Robot tự in 3D cơ thể để vươn dài như cây leo

Robot FiloBot gồm phần đầu phía trên hình nón, nguồn năng lượng ở phía dưới và đặc biệt là phần thân ở giữa có thể tự mọc dài ra.


(Video: Emanuela Del Dottore).

Khi thực hiện các nhiệm vụ như khám phá môi trường phức tạp, robot truyền thống có thể bị cản trở bởi các khoảng trống không thể vượt qua hoặc chướng ngại khác. FiloBot, robot dây leo với khả năng tự vươn dài về phía nguồn sáng và tránh khỏi nguồn trọng lực giống như tua của cây leo, có thể đảm nhận nhiệm vụ này, New Atlas hôm 19/1 đưa tin. Robot do nhóm nhà khoa học tại Viện Công nghệ Italy, dẫn đầu bởi chuyên gia Emanuela Del Dottore, phát triển. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Robotics.

FiloBot gồm phần đầu phía trên hình nón, nguồn năng lượng ở phía dưới và phần thân giống như thân cây ở giữa. Điểm đặc biệt là phần thân này sẽ ngày càng mọc dài ra.

Để phát triển, FiloBot liên tục kéo một sợi nhựa nhiệt dẻo in 3D từ ống cuộn ở dưới đáy lên trên đầu. Sợi nhựa này đi qua một máy đùn nóng ở đầu robot. Máy đùn xoay một cách chậm rãi so với thân robot. Bằng cách này, FiloBot tự in 3D cơ thể của mình với các lớp nhựa nóng chảy cuộn liên tiếp. Các lớp nhựa kết dính với nhau khi nguội đi.

Robot
FiloBot với khả năng vươn dài như cây leo.

Tuy nhiên, phần thân không được in theo kiểu đồng nhất. Nhiệt độ, hướng và tốc độ in nhựa sẽ liên tục thay đổi dựa theo cảm biến ánh sáng, con quay hồi chuyển và các thiết bị điện tử khác tích hợp trong đầu robot. Nhờ đó, FiloBot có thể điều khiển hướng phát triển của cơ thể, luôn hướng về phía ánh sáng và cách xa mặt đất.

FiloBot cũng tự động quấn quanh các giá đỡ thẳng đứng nếu có (giống như cây leo), nên không cần tốn nhiều thời gian và năng lượng để phát triển một cơ thể chắc khỏe khi không cần thiết. Tuy nhiên, khi không phát hiện giá đỡ nào gần đó, nghĩa là khi đầu robot đã vươn tới không gian mở, cơ thể robot sẽ trở nên cứng và khỏe hơn để tự đứng vững.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu siêu bền giúp bảo vệ máy bay siêu thanh

Vật liệu siêu bền giúp bảo vệ máy bay siêu thanh

Vật liệu gốm rỗng do nhóm nghiên cứu Trung Quốc thiết kế vẫn giữ được độ bền ở nhiệt độ 2.000 độ C, rất phù hợp để sản xuất tấm chắn bảo vệ trong hàng không vũ trụ.

Đăng ngày: 25/01/2024
Huyndai ra mắt taxi bay 193km/h cất hạ cánh thẳng đứng

Huyndai ra mắt taxi bay 193km/h cất hạ cánh thẳng đứng

Mẫu taxi bay mới cất hạ cánh thẳng đứng hoạt động êm hơn nhiều so với trực thăng, bay hành trình ở 193km/h và quãng đường di chuyển từ 40 đến 64 km.

Đăng ngày: 24/01/2024
Nhóm nghiên cứu phát triển robot côn trùng nhỏ và nhanh kỷ lục

Nhóm nghiên cứu phát triển robot côn trùng nhỏ và nhanh kỷ lục

Hai robot MiniBug và WaterStrider dài lần lượt 8,5mm và 22mm, có thể di chuyển với tốc độ khoảng 6 mm mỗi giây.

Đăng ngày: 24/01/2024
Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi

Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi

Các nhà khoa học phát triển loại công nghệ giao tiếp ánh sáng khả kiến (VLC) có thể truyền dữ liệu bằng đèn thông thường sử dụng trong gia đình và văn phòng.

Đăng ngày: 22/01/2024
Phát triển pin nhiên liệu lấy năng lượng từ đất

Phát triển pin nhiên liệu lấy năng lượng từ đất

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Northwestern phát triển pin nhiên liệu mới thu năng lượng khi vi sinh vật phân giải đất.

Đăng ngày: 18/01/2024
Pin hạt nhân nhỏ hơn đồng xu, điện thoại xài 50 năm không cần sạc

Pin hạt nhân nhỏ hơn đồng xu, điện thoại xài 50 năm không cần sạc

Công ty Trung Quốc Betavolt Technology tuyên bố đã thu nhỏ thành công pin hạt nhân với kích thước 15 x 15 x 5mm, nhỏ hơn một đồng xu, siêu bền và an toàn.

Đăng ngày: 15/01/2024
Anh ra mắt robot sửa đường đầu tiên trên thế giới

Anh ra mắt robot sửa đường đầu tiên trên thế giới

Robot do công ty Robotiz3d của Đại học Liverpool phát triển có thể sửa chữa vết nứt và ngăn chặn ổ gà to hơn, giúp tiết kiệm hàng triệu USD chi phí sửa đường hàng năm.

Đăng ngày: 15/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News