Roger Penrose - Người chứng minh hố đen có thể tồn tại
Nhà nghiên cứu 89 tuổi người Anh đã sử dụng toán học để chứng minh hố đen là kết quả tự nhiên từ thuyết tương đối và không phải khoa học viễn tưởng.
Nếu từng chật vật với môn toán ở trường, bạn không đơn độc. Sir Roger Penrose, nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel Vật lý hôm 6/10, cũng từng vò đầu trong lớp. "Tôi luôn rất chậm chạp. Tôi học toán tốt, nhưng không làm giỏi trong những bài kiểm tra", học giả sinh năm 1931 ở Colchester hồi tưởng. "Nhưng giáo viên nhận ra nếu thầy cho tôi đủ thời gian, tôi sẽ làm tốt. Về cơ bản, tôi phải làm mọi thứ bằng cách tính toán từ những nguyên lý cơ bản". Bất kể giáo viên đó là ai, chúng ta vẫn phải cảm ơn ông vì lòng kiên nhẫn với cậu học trò nhỏ.
Nhà toán học Roger Penrose. (Ảnh: APA Picturedesk Gmbh).
Sir Roger đã trở thành một ngôi sao sáng trong lĩnh vực toán học, đầu tiên ở Đại học London và sau đó ở Đại học Cambridge, nơi ông theo học thạc sĩ. Sir Roger rất hứng thú với topo, bộ môn toán mô tả đặc điểm của vật thể hình học khi chúng bị xoắn hoặc kéo căng. Chính nhánh toán học này đã giúp ông chứng minh sự tồn tại của hố đen, những vùng không gian đặc biệt nơi vật chất sụp đổ vào bên trong và lực hấp dẫn mạnh đến mức không thứ gì có thể thoát ra, ngay cả ánh sáng.
Ngày nay, chúng ta đã quen sử dụng kính viễn vọng để chụp ảnh hố đen, hoặc ít nhất là rìa của nó. Chúng ta cũng không mấy xa lạ khi dùng giao thoa kế để phát hiện cặp hố đen va chạm và sáp nhập. Tuy nhiên, cách đây vài thập kỷ, cuộc tranh cãi về tính xác thực của hố đen rất gay gắt. Sir Roger đã nhảy vào "vạc dầu" này khi bắt đầu ứng dụng một số nguyên lý trong topo vào hố đen. Trước bài báo công bố năm 1965 của ông, các mô hình có thể mô tả cách hố đen hình thành. Tuy nhiên, đó là những tình huống lý tưởng với sự đối xứng hoàn hảo. Chúng chắc chắn không thể xảy ra trong thế giới thực nên thường bị giới nghiên cứu bác bỏ.
Nghiên cứu đột phá của Sir Roger sử dụng cách tiếp cận mới, bao gồm công cụ topo để chứng minh một điểm kỳ dị (một điểm có mật độ siêu đặc và áp suất lớn vô cùng) có thể tồn tại nếu tập trung đủ vật chất, bất kể đối xứng hay không. "Tôi nghĩ về hình khối của những gì xảy ra (bên trong hố đen). Các tia sáng hoạt động như thế nào, chúng sẽ ra sao khi tụ lại và ta có thể ngăn chúng tụ lại hay không. Đây chính là ý tưởng mà sau này tôi gọi là bề mặt bẫy (trapped surface), biểu thị khi sự sụp đổ đã đạt tới điểm không thể quay lại. Nó không phụ thuộc vào tính đối xứng hay bất kỳ thứ gì khác", Sir Roger giải thích. Ông nhận thấy nếu các nhà thiên văn học tìm kiếm và xem xét những nơi phù hợp, họ sẽ tìm thấy bằng chứng.
"Trong khi thuyết tương đối tổng quát của Einstein dự đoán sự tồn tại của hố đen, bản thân Einstein không tin chúng thực sự tồn tại", giáo sư Jim Al-Khalili, người từng phỏng vấn Sir Roger năm 2016, cho biết. "Penrose là người đầu tiên dùng toán học vào năm 1965 để chứng minh hố đen là kết quả tự nhiên từ thuyết tương đối và không phải khoa học viễn tưởng".
Sir Roger từng làm việc với Stephen Hawking. (Ảnh: Đại học Oxford).
Bất cứ khi nào nghĩ về hố đen, công chúng thường liên tưởng tới nhà vũ trụ học quá cố Stephen Hawking. Ít người biết Hawking và Sir Roger đã làm việc cùng nhau trong thời gian dài vào cuối thập niên 1960 và 1970 thông qua sự giới thiệu từ người hướng dẫn cao học của Hawking là Dennis Sciama. cả hai đều thu hút đông đảo sự quan tâm qua tác phẩm khoa học nổi tiếng. Đối với Hawking, đó là cuốn Lược sử thời gian. Với Sir Roger, chính cuốn sách Trí não mới của hoàng đế và Con đường tới thực tiễn đã kết nối với với độc giả.
Giải Nobel Vật lý là thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp của Sir Roger trong số rất nhiều giải thưởng ông từng được trao tặng. Dù đã 89 tuổi, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu nhiều đề tài phong phú, bao gồm ứng dụng thuyết lượng tử vào sinh học. Sir Roger thú nhận một thứ ông chắc chắn không thể lĩnh hội dù có dành thêm nhiều thời gian tìm hiểu là thuyết trình bằng PowerPoint. "Tôi thực sự ghét dùng PowerPoint. Thi thoảng tôi phải sử dụng phần mềm này và đó luôn là một thảm họa", Sir Roger nói.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, các chuyên gia phải nhờ đến kẻ đạo mộ "giải cứu" bảo vật quốc gia bị kẹt trong mộ
- Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ
- Thảm họa trong một thành phố ở Brazil, nơi covid-19 không còn vật chủ để lây vì 44 - 66% dân số đều đã nhiễm

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới
Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.
