"Rồng con" lần đầu ra mắt công chúng
Triển lãm công cộng đầu tiên trên thế giới về manh giông non sẽ khai mạc từ ngày 11/6 tại hang động Postojna nổi tiếng của Slovenia.
Manh giông non được trưng bày trong bể kính tại hang Postojna. (Ảnh: Sun).
Manh giông là một trong những loài lưỡng cư đặc biệt nhất trên Trái Đất khi có thể sống tới 100 năm trong môi trường hang động tối tăm và dành toàn bộ thời gian ở dưới nước, kể cả lúc ăn, ngủ và sinh sản. Chúng trông giống giun nhưng lại có mang và chân, trái tim chỉ đập 2 lần mỗi phút và gần như không có thị lực.
Truyền thuyết địa phương kể rằng chúng là hậu duệ của những con rồng sống trong hang động nên loài này còn có tên gọi là "rồng con". Manh giông trưởng thành thường chỉ dài khoảng 30cm. Với tuổi thọ cao và các đặc điểm sinh học gần như không thay đổi trong suốt vòng đời, chúng được mệnh danh là những sinh vật "trẻ mãi không già".
Hang Postojna là môi trường sống nổi tiếng của manh giông nhưng rất khó để bắt gặp chúng trong tự nhiên. Kể từ đầu thế kỷ 19, Slovenia đã tổ chức các tour tham quan cho phép mọi người chiêm ngưỡng tận mắt manh giông trưởng thành bên trong hang động.
Trứng manh giông được ấp trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Sun).
Trong một nỗ lực nhân giống để bảo tồn loài lưỡng cư quý hiếm này, các nhà khoa học đã ấp nở thành công 22 quả trứng manh giông trong phòng thí nghiệm sau 120 ngày. Các con non sẽ lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng trong một triển lãm diễn ra vào tuần tới tại hang Postojna. Sự kiện mở cửa từ 7h sáng đến 9h tối.
Manh giông hiện được phân loại là động vật sắp nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Những thay đổi về môi trường sống, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ngầm, là mối đe dọa chính đối với loài sinh vật hang động này.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
