Rồng Komodo truy kích dê non, nuốt chửng trong giây lát
Một video được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi con rồng Komodo trưởng thành lao đến tấn công một con dê non trước khi nuốt chửng nó trong giây lát.
Đoạn video bắt đầu với cảnh một con rồng Komodo đánh hơi được mục tiêu là một con dê non đang ở trong cự ly có thể tiếp cận. Ngay lập tức, nó lao đến và cố gắng cắn lấy con mồi bằng cái miệng rộng ngoác.
Video ghi lại cảnh rồng Komodo đuổi theo con mồi, rồi "lạnh lùng" nuốt chửng nó trong giây lát (Video: KDT).
Điều khiến người xem bất ngờ hơn cả là sự linh hoạt đáng kinh ngạc của nó. Bất chấp dáng vẻ có phần ù lì, chậm chạp, rồng Komodo kỳ thực có thể di chuyển rất nhanh, và cách mà chúng tung ra những đòn tấn công cũng khiến đối thủ không kịp trở tay.
Sau khi trượt ở cú cắn đầu tiên, kẻ săn mồi khát máu không bỏ cuộc, mà tiếp tục truy đuổi theo con mồi đang bỏ chạy và không cho nó cơ hội sống sót.
Chỉ bằng một cú ngoạm trúng vào ngang thân, rồng Komodo đã khiến con mồi của mình mất đi khả năng chống đỡ. Sức mạnh, sự linh hoạt và chính xác là những yếu tố khiến chúng trở thành một trong những kẻ đi săn đáng sợ nhất vùng Đông Indonesia.
Có thể thấy rằng con dê có kích thước không hề nhỏ. Tuy nhiên, thay vì cắn xé con mồi như đa số trường hợp, con rồng Komodo ngay lập tức nuốt chửng con vật tội nghiệp. Cách ăn thịt này thường được quan sát thấy ở một số loài bò sát như trăn, rắn…
Rốt cuộc chỉ sau vài giây ngắn ngủi, con dê xấu số đã nằm gọn trong bụng của kẻ săn mồi máu lạnh.
Sự kết hợp giữa sức mạnh, linh hoạt và chính xác giúp rồng Komodo có thể đuổi theo rồi hạ gục con mồi, hoặc phục kích để khiến nạn nhân bất ngờ (Ảnh: Getty).
Rồng Komodo (tên khoa học: Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn lớn thường được tìm thấy trên các đảo của Indonesia. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae, và là loài thằn lằn lớn nhất còn sống sót, với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, nặng khoảng 70kg.
Dù có thân hình to lớn, nhưng chúng chạy khá nhanh, có thể đạt đến vận tốc khoảng 20km/h. Ngoài ra, chúng còn có thể lặn dưới nước sâu 5m, và trèo cây như các loài thằn lằn khác.
Không nghi ngờ gì khi rồng Komodo là loài ăn thịt. Con mồi ưa thích của chúng là động vật không xương sống, chim, động vật ăn cỏ và cả động vật có vú.
Đòn tấn công nguy hiểm nhất của rồng Komodo đến từ cái miệng của chúng, với đầy những chiếc răng sắc nhọn. Tính trung bình, rồng Komodo có hơn 60 chiếc răng, dài khoảng 2,5 cm, hình móc câu, giúp chúng dễ dàng xé toạc da của con mồi và gây ra những vết thương nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, miệng của rồng Komodo cũng có nọc độc ở dạng protein, tiết ra từ hai tuyến tại hàm dưới, và ngay cả nước bọt của chúng cũng chứa tới 50 loại vi khuẩn khác nhau.
Đây là các loại độc tố có tác dụng chống đông máu, tê liệt và gây kiệt sức. Chỉ cần một vết cắn của loài rồng này cũng có thể khiến con mồi nhiễm độc, rồi tử vong trước khi bị nó nuốt trọn.
Rồng Komodo là loài phàm ăn, khi có thể ăn tới 80% trọng lượng cơ thể của nó trong một bữa ăn. Sau khi ăn, rồng Komodo thường phải lê mình đến vị trí có nắng để tăng tốc độ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi thức ăn trong dạ dày chúng có thể thối rữa và gây ngộ độc nếu để quá lâu.
Ở miền Đông Indonesia không có động vật ăn thịt lớn nào khác, và rồng Komodo có thể coi là loài thống trị, không có đối thủ cạnh tranh trên những hòn đảo biệt lập này. Bởi vậy, chúng có cơ hội để phát triển rất lớn.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ
Câu chuyện của chú chó Hachiko - nguyên mẫu phim nổi tiếng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Điều ít biết về loài ngựa “nổi danh” trong chiến trận Việt Nam
Ngựa là động vật được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến, nhất là chiến tranh thời cổ. Ngựa trong chiến tranh được gọi là ngựa chiến hay chiến mã.
