Rùa biển xuất hiện trở lại trên vịnh Nha Trang

Rùa biển xuất hiện tại vùng biển Hòn Mun (vịnh Nha Trang) cho thấy chất lượng môi trường biển khu vực này đang có chuyển biến tích cực.

Sáng 8-10, ông Huỳnh Bình Thái - trưởng Ban quản lý vịnh Nha Trang - cho biết một con rùa biển xuất hiện trên vùng biển Hòn Mun được camera hành trình của chuyên viên phòng bảo tồn của ban này ghi nhận vào ngày 4-10 vừa qua.


Clip rùa biển xuất hiện trở lại tung tăng bơi lội ở vịnh Nha Trang.

Theo ông Thái, đây là một tín hiệu tích cực cho thấy môi trường biển trên vịnh Nha Trang đang có những tín hiệu phục hồi.

"Loài rùa biển cũng như loài cá koi, nó chỉ xuất hiện ở những nơi có môi trường nước sạch, tạo điều kiện cho việc sinh sản, kiếm ăn. Đã qua nhiều năm loài rùa biển mới xuất hiện trở lại tại vịnh Nha Trang" - ông Thái nói.

Rùa biển xuất hiện trở lại trên vịnh Nha Trang
Rùa biển xuất hiện trở lại trên vịnh Nha Trang sau nhiều năm - (Ảnh: BQL vịnh Nha Trang).

Cũng theo ông Thái, rùa biển trải qua nhiều môi trường sống khác nhau trong vòng đời phát triển, bắt đầu từ những bãi cát ven biển, lớn lên ở vùng rạn san hô rồi trôi dạt theo dòng hải lưu ngoài đại dương.

Vậy nên, xác suất để rùa biển xuất hiện ở các vùng biển thường hiếm, đòi hỏi chất lượng nước vùng biển đó phải sạch và có nguồn thức ăn.

Một con rùa biển mất 30 - 50 năm để tới giai đoạn trưởng thành, nhưng cứ 1.000 con mới có một con sống sót tới giai đoạn trưởng thành.

Quá trình di cư kéo dài hằng tháng do rùa biển vừa di cư vừa kiếm ăn vào ban ngày, còn ban đêm sẽ vào các rạn san hô để nghỉ ngơi.

Rùa biển suy giảm do san lấp vịnh

Theo báo cáo khảo sát và đánh giá của Ban quản lý vịnh Nha Trang, hàng chục năm trước, rùa biển thường xuyên lên đẻ trứng tại các bãi biển ven bờ và các đảo.

Tuy nhiên, số lượng rùa biển trưởng thành sau đó đã suy giảm nhiều do sự săn bắt của con người, việc san lấp vịnh từ các công trình ven biển, trên các đảo... để xây dựng các khu du lịch gây ô nhiễm nguồn nước, thu hẹp bãi đẻ tự nhiên, làm cho rùa biển ít quay lại sinh sản.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam

Loài động vật quý hiếm này đang trong tình trạng nguy cấp, từng được phát hiện trong dãy núi Trường Sơn của Việt Nam vào năm 1997.

Đăng ngày: 07/10/2024
Người dân Ấn Độ nỗ lực cứu loài cá sấu mõm dài khỏi bờ vực tuyệt chủng

Người dân Ấn Độ nỗ lực cứu loài cá sấu mõm dài khỏi bờ vực tuyệt chủng

Dọc theo sông Gandak ở Ấn Độ, loài cá sấu mõm dài gharial đang được chính người dân giải cứu trước bờ vực tuyệt chủng.

Đăng ngày: 07/10/2024
Loài rắn độc chỉ có trên một hòn đảo nhỏ của Việt Nam

Loài rắn độc chỉ có trên một hòn đảo nhỏ của Việt Nam

Tại Việt Nam có tồn tại một loài rắn độc đặc hữu, chỉ sống trên một hòn đảo nhỏ thuộc tỉnh Kiên Giang.

Đăng ngày: 07/10/2024
Cá

Cá "hóa thạch sống" không tiến hóa suốt 100 triệu năm

Cá láng lớn có thể to ngang cá sấu mõm ngắn và sở hữu lớp áo giáp cứng đến mức giúp chúng sống sót trước khủng long ăn thịt.

Đăng ngày: 07/10/2024
Loài chim kỳ lạ chuyên ăn xương và

Loài chim kỳ lạ chuyên ăn xương và "tắm trong sắt"

Với kích thước lớn, kền kền râu gây ấn tượng với khả năng ăn xương và bộ lông nhuộm đỏ do tắm trong suối bùn giàu sắt.

Đăng ngày: 06/10/2024
Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ có 30 cá thể

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ có 30 cá thể

Loài vật này là kết quả của một đột biến gene làm thay đổi màu lông. Trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 30 cá thể được nuôi dưỡng tại những vườn thú.

Đăng ngày: 05/10/2024
Loài cóc mới được phát hiện chỉ có ở Việt Nam

Loài cóc mới được phát hiện chỉ có ở Việt Nam

Báo cáo đăng tải trên tạp chí Zootaxa cho biết một loài cóc mới, thuộc chi cóc răng (tên khoa học: Oreolalax) vừa được công nhận là loài cóc đặc hữu, mới được ghi nhận tại Việt Nam.

Đăng ngày: 04/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News