Cá "hóa thạch sống" không tiến hóa suốt 100 triệu năm

Cá láng lớn có thể to ngang cá sấu mõm ngắn và sở hữu lớp áo giáp cứng đến mức giúp chúng sống sót trước khủng long ăn thịt.

Cá láng lớn Bắc Mỹ (Atractosteus spatula) sống ở sông ngòi, hồ chứa nước và vịnh ven biển từ các bang phía tây nam nước Mỹ, tới Veracruz, Mexico. Chúng chuyên ăn cua, cá, chim, động vật có vú, rùa và xác thối, theo Live Science.

Cá hóa thạch sống không tiến hóa suốt 100 triệu năm
Cá láng lớn có kích thước khổng lồ. (Ảnh: In Fisherman).

Với phần mõm dài, vảy dày như bọc giáp và hai hàm răng nhọn hoắt, loài cá khổng lồ này hay bị nhầm với cá sấu mõm ngắn. Chúng là loài lớn nhất từng được biết đến trong nhóm cá vây tia cổ đại tên gar và có thể dài khoảng 2,4 m.

Cá láng lớn "thực sự là một quái vật tiền sử", theo nhà sinh vật học Jeremy Wade trong chương trình "River Monsters". Hóa thạch cho thấy chúng tồn tại cách đây 100 triệu năm trong suốt kỷ Phấn Trắng (66 - 145 triệu năm trước), khi khủng long lang thang trên Trái đất.

"Sự sống sót của chúng một phần do hệ thống tự vệ độc đáo gồm các vảy cấu tạo từ men siêu cứng gọi là ganoine", Wade giải thích. "Lớp áo giáp này giúp chúng sống sót giữa những con khủng long ăn thịt". Vảy cứng đan xen cũng bảo vệ cá láng lớn trước mối đe dọa. Khi cá láng lớn dài hơn một mét, kẻ thù duy nhất của chúng là cá sấu mõm ngắn.

Cá láng lớn phát triển rất nhanh. Chúng ra đời dưới dạng trứng nhỏ li ti có độc, nhưng có thể dài 0,6 m trong năm đầu tiên. Chúng tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời và có thể sống tới 100 năm, theo Solomon David, nhà sinh thái học thủy sinh ở Đại học Minnesota.

Cá láng lớn nằm trong số ít loài "hóa thạch sống", những loài hầu như không thay đổi trong hàng triệu năm. Một nghiên cứu năm 2024 phát hiện cá láng lớn có tốc độ tiến hóa chậm nhất trong số động vật có xương sống, có hàm. Chúng tiến hóa chậm đến mức cá láng lớn và cá sấu hỏa tiễn (Lepisosteus osseus), hai loài cách nhau 100 triệu năm tiến hóa, vẫn có thể tạo ra con lai sinh sản được. Quá trình tiến hóa trong khoảng thời gian dài như vậy thường tạo ra những loài phân hóa mạnh đến mức không bao giờ có thể sinh sản.

Dù hàm răng sắc nhọn của cá láng lớn có thể gây ra vết cắn đau đớn, chúng là động vật săn mồi phục kích thích ăn cua, cá và chim. Vào thập niên 1930, Ủy ban câu cá giải trí Texas tạo ra một dụng cụ giật điện cá làng lớn bằng cách bắn 200 volt vào nước. Ngày nay, cá làng lớn được bảo vệ ở Florida và hạn chế câu ở Texas.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim kỳ lạ chuyên ăn xương và

Loài chim kỳ lạ chuyên ăn xương và "tắm trong sắt"

Với kích thước lớn, kền kền râu gây ấn tượng với khả năng ăn xương và bộ lông nhuộm đỏ do tắm trong suối bùn giàu sắt.

Đăng ngày: 06/10/2024
Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ có 30 cá thể

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ có 30 cá thể

Loài vật này là kết quả của một đột biến gene làm thay đổi màu lông. Trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 30 cá thể được nuôi dưỡng tại những vườn thú.

Đăng ngày: 05/10/2024
Loài cóc mới được phát hiện chỉ có ở Việt Nam

Loài cóc mới được phát hiện chỉ có ở Việt Nam

Báo cáo đăng tải trên tạp chí Zootaxa cho biết một loài cóc mới, thuộc chi cóc răng (tên khoa học: Oreolalax) vừa được công nhận là loài cóc đặc hữu, mới được ghi nhận tại Việt Nam.

Đăng ngày: 04/10/2024
Hàng nghìn con vẹt xâm chiếm thị trấn Argentina

Hàng nghìn con vẹt xâm chiếm thị trấn Argentina

Số lượng vẹt lớn hơn cả số người dân ở thị trấn Hilario Ascasubi sau khi nạn chặt phá rừng khiến chúng phải bay ra ngoài tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn.

Đăng ngày: 02/10/2024
Động vật có thể tự chữa bệnh không?

Động vật có thể tự chữa bệnh không?

Khám phá khả năng tự chữa bệnh của động vật, từ tinh tinh ăn lá đắng đến sâu bướm tìm cây độc. Những hành vi này liệu có ẩn chứa bí mật nào về sự sinh tồn của chúng?

Đăng ngày: 01/10/2024
Những loài rắn hổ mang cực độc phân bố tại Việt Nam

Những loài rắn hổ mang cực độc phân bố tại Việt Nam

Tại Việt Nam có sự phân bố của 4 loài rắn hổ mang, tất cả đều sở hữu nọc độc nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 30/09/2024
Cá sấu bạch tạng quý hiếm đến mức nào?

Cá sấu bạch tạng quý hiếm đến mức nào?

Những con cá sấu bạch tạng được đánh giá là cực kỳ quý hiếm và các nhà khoa học ước tính chỉ có khoảng từ 100 đến 200 con cá sấu bạch tạng trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 30/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News