Rừng Amazon: Phát hiện loài cá kỳ dị chưa từng biết đến

Một loài cá da trơn kỳ dị chưa từng được biết tới từ trước tới nay sở hữu răng hình thìa giúp nó có thể gặm được cả những cây gỗ to vừa mới được phát hiện ở vùng rừng rậm Amazon thuộc Peru.

Các nhà khoa học thuộc Quỹ khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã bắt gặp con cá độc đáo này trong một cuộc thám hiểm hồi tháng 8 tại công viên quốc gia thuộc tỉnh Purus Alto, đông bắc Peru.


Con cá lạ được phát hiện tại công viên quốc gia thuộc tỉnh Purus Alto.

Theo các nhà nghiên cứu, con cá lạ dài khoảng 70 cm có hàm răng đã tiến hóa thành hình chiếc "thìa" trên chuyên “cạo” các cây gỗ rơi xuống dòng sông để ăn. Được biết, những người dân bản địa từ lâu đã bắt loại cá này ăn thịt, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy một mẫu vật còn sống.

Paulo Petry, một giáo sư sinh học tại Đại học Harvard cho biết: "Mẫu vật mà chúng tôi vừa bắt được là mẫu vật đầu tiên còn sống. Thực sự rất khó phát hiện hay bắt được chúng. Phải dùng lưới hoặc súng săn bắn chúng".

Những người Nahuan thuộc tộc Sharanahua gọi loài cá này là Ishgunmahuan mà theo tiếng của họ có nghĩa là "loài cá bọc thép khổng lồ".

Theo các nhà khoa học, cá Ishgunmahuan là 1 trong 10 loài thuộc chi Panaque, tất cả trong số chúng đều có đặc điểm là ăn gỗ, răng biến dạng thành hình thìa cho phép chúng cạo gỗ dễ dàng hơn.


Miệng cá

Loading...
TIN CŨ HƠN
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 23/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News