Rừng nhiệt đới đang mất dần khả năng hấp thụ carbon
Khả năng hấp thụ carbon của các cánh rừng nhiệt đới nguyên sơ trên thế giới đã giảm khoảng 1/3 so với những năm 1990, nghiên cứu mới cho biết.
Kết luận được rút ra sau ba thập kỷ theo dõi hơn 300.000 cây thân gỗ bên trong các khu rừng mưa nhiệt đới chưa bị con người tác động ở Amazon và châu Phi. Nghiên cứu do các nhà khoa học từ châu Âu và châu Phi tiến hành đã được công bố trên tạp chí Nature vào tuần trước.
Rừng Amazon lúc bình minh. (Ảnh: Peter Vander Sleen).
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Đại học Leeds của Anh, cho biết đã sử dụng đinh nhôm để đánh dấu từng cây và quay trở lại kiểm tra sau vài năm để đo đường kính cũng như chiều cao của chúng. Điều này cho phép họ tính toán lượng carbon lưu trữ bên trong những cây còn sống hoặc đã chết. Dữ liệu được ghi lại cho thấy các khu rừng nhiệt đới hiện nay hấp thụ carbon ít hơn 1/3 so với con số đo được vào thập niên 1990.
Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy các cánh rừng nhiệt đới ở châu Phi có dấu hiệu suy giảm hấp thụ carbon kể từ năm 2010, muộn hơn so với khu vực Amazon. Điều này là do rừng mưa Amazon chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ sự nóng lên toàn cầu, với nhiệt độ tăng nhanh hơn và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn.
Nhóm nghiên cứu dự đoán trong 10 năm tới, rừng rậm châu Phi sẽ hấp thụ carbon dioxide ít hơn 14%. Tới những năm 2060, các khu rừng nhiệt đới điển hình trên thế giới thậm chí có thể trở thành nguồn phát thải carbon do cháy rừng, phá rừng và khí nhà kính dư thừa thải vào khí quyển. "Thay vì giảm bớt, rừng nhiệt đới có thể làm trầm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu", nhà sinh thái học Simon Lewis tại Đại học Leeds lo ngại.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
