"Sa mạc" chuồn chuồn ở Anh
Khí hậu Trái đất thay đổi dẫn tới sự thay đổi phạm vi sinh sống của một số loài động vật. Loài chuồn chuồn đã lợi dụng tình hình này biến nhiều nơi ở đất nước Anh thành lãnh thổ lý tưởng để sinh sôi.
Những hồ nước đầy sỏi, những mỏ đá lộ thiên hay những đầm lầy ngập nước có tính axit cao là nơi tụ tập đông đúc của các loài sinh vật. Đặc biệt là loài chuồn chuồn ngày càng phát triển mạnh kể từ những năm 1980 trở lại đây. Nhiệt độ Trái đất tăng dần lên cho phép các loài chuồn chuồn của Vương quốc Anh mở rộng phạm vi về phía Bắc và xuất hiện nhiều loài mới trên bờ biển châu Âu.
Có một số loài chuồn chuồn như Damselfly đã bị tuyên bố tuyệt chủng ở Anh sau trận lũ lụt mùa đông năm 1952-1953 nhưng nay đã được tái phát hiện tại thành phố Kent. Nhiều loài khác phân bố chủ yếu ở Địa Trung Hải nay cũng di cư về phía Bắc, tiến tới sinh sống ở nước Anh đang dần ấm áp hơn.
Bên cạnh những loài chuồn chuồn mới du nhập hoặc được tái phát hiện, ở Anh quốc cũng có những loài chuồn chuồn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống như loài chuồn chuồn sống ở vùng đầm lầy.
Trong năm 2010, các nhà nghiên cứu của dự án Bảo tồn thiên nhiên ở Cumbria đã tiến hành thả ấu trùng trên các lớp rong rêu với hy vọng chúng sẽ phát triển thành một lớp thế hệ chuồn chuồn và tiếp tục tái sinh.
Chuồn chuồn Hoàng đế (Vagrant Emperor) di cư đến đất nước Anh từ Sub-Saharan (Châu Phi) và Trung Đông
Những cơn gió mạnh từ sa mạc đã thổi bay loài chuồn chuồn cánh mỏng mảnh này qua hàng nghìn dặm qua biển Atlantic tới Caribbean và được tìm thấy ở Iceland
Khí hậu Trái đất ấm lên tạo điều kiện cho nhiều loài chuồn chuồn mở rộng phạm vi sinh sống lên phía Bắc
Sau trận lụt lịch sử tháng 3 năm 1952, loài chuồn chuồn này đã từng bị tuyệt chủng, nhưng lại tìm thấy ở thành phố Kent trong những năm gần đây. Chúng đang tăng nhanh về số lượng.
Năm 2007 loài chuồn chuồn này được phát hiện thấy ở Anh và hiện nay đã mở rộng sang cả Norfolk
Bên cạnh nhiều loài dễ sinh sôi phát triển thì cũng vì sự ấm lên của Trái đất mà loài chuồn chuồn bản địa này đang đứng trên bờ giảm số lượng mạnh do mất chỗ cư trú.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
