Sản xuất bọt cách nhiệt tại Trung Quốc gây ra lỗ thủng tần Ozone

Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra nguồn gốc của những hóa chất đã gián tiếp phá hủy tầng ozone của Trái Đất, de dọa hủy hoại môi trường và sức khỏe của loài người. Và không bất ngờ khi nó xuất phát từ Trung Quốc.

Theo Cơ quan điều tra môi trường (EIA), hóa chất làm suy giảm tầng ozone hóa ra có nguyên nhân từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Theo phát hiện, có ít nhất 18 công ty tại 10 tỉnh của Trung Quốc đã sử dụng hóa chất CFC-11 đã bị cấm trên toàn thế giới kể từ năm 2010, để sản xuất bọt cách nhiệt.

Theo các chuyên gia, hành động này có thể coi là một dạng tội phạm môi trường quy mô lớn do những thiệt hại mà nó gây ra. Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã nhận thấy sự gia tăng bất thường của những hóa chất gây suy giảm tầng ozone. Họ suy đoán rằng, chúng xuất phát từ Đông Á nhưng không thể tìm ra vị trí chính xác.

Sản xuất bọt cách nhiệt tại Trung Quốc gây ra lỗ thủng tần Ozone
Hóa chất làm suy giảm tầng ozone hóa ra có nguyên nhân từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Theo Independent, tầng ozone là trung tâm bảo vệ sự sống trên Trái Đất khỏi các bức xạ tia cực tím gây hại của Mặt Trời. Mặc dù đã có thời điểm tầng ozone bị tàn phá nặng nề nhưng kể từ khi Nghị định thư Montreal (1980) về việc cấm sản xuất các chất gây phá hủy tầng ozone như CFC được kí kết, mọi thứ đã được cải thiện đáng kể. Trước đó, CFC từng được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ tiền công nghiệp như một chất làm lạnh.

Có thể coi Nghị định thư này là một trong những chính sách môi trường thành công nhất trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên nếu như vẫn có một số quốc gia và những cá nhân "nhỏ mọn" không chấp hành, thảm họa thủng tầng ozone hoàn toàn có thể quay trở lại.

Alexander von Bismarck, CEO EIA cho biết: "Nếu Trung Quốc không ngừng việc sản xuất bất hợp pháp, nước này sẽ gây hủy hoại tầng ozone vốn đang được vá lành một cách chậm chạp. CFC-11 là một trong những chất gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và là mối đe dọa nghiêm trọng với khí hậu Trái Đất".

Bismarck cũng cho rằng, vấn đề này thực sự mang tính hệ thống và có tác động trên quy mô toàn cầu. EIA kêu gọi Trung Quốc và các bên tham gia Nghị định thư Montreal cần cam kết tuân thủ triệt để các quy định đã ký kết. Không ngoa khi nói vui rằng, tội phạm môi trường mới chính là loại tội phạm nguy hiểm nhất trên hành tinh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Sau gần một thế kỷ, những cơ thể đông lạnh được bảo quản một cách hoàn hảo nằm im lìm trong những tảng băng đã trở lại để kể về cuộc chiến hùng vĩ bậc nhất trong lịch sử - "Chiến tranh trắng".

Đăng ngày: 12/07/2018
Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Theo Daily Mail, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng cảnh báo cần phải “chạy đua với thời gian” để đưa những người nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Đăng ngày: 10/07/2018
Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Các nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) đã xác định nhiệt độ thấp nhất ở Cao nguyên Đông Nam Cực là -98 độ C.

Đăng ngày: 08/07/2018
Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Cơn mưa trút xuống bãi đỗ xe ở Siberia có màu đỏ như máu nhưng không phải hiện tượng dị thường như nhiều người lầm tưởng.

Đăng ngày: 08/07/2018
Đường nhựa tan chảy

Đường nhựa tan chảy "nuốt" luôn cả chân người vì trời nóng như nung

Các nhân viên cứu hộ đã được gọi tới để giải cứu một chàng trai ở Anh, 24 tuổi bị đường nhựa "nuốt" mất chân giữa tiết trời quá nóng.

Đăng ngày: 07/07/2018
Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta.

Đăng ngày: 06/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News