Sáng chế "biến" tảo lam độc hại thành bột protein
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển công nghệ biến tảo lam độc hại trên hệ thống sông ngòi thành bột protein thân thiện với hiệu quả giải độc cao.
Đề tài nghiên cứu do nhóm chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu sáng kiến Môi trường (thành phố Tô Châu) và Thanh Hoa, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc tiến hành. Theo đó, các chuyên gia đã sử dụng sóng siêu âm micro giây để làm phát nổ, phá tan tảo lam xanh, giúp giải độc với hiệu suất lên tới 99,8%.
Hiện tượng tảo lam “nở hoa” có thể làm cạn kiệt oxy trong các hồ nước ngọt, giảm trữ lượng cá, và tăng chi phí sản xuất thủy sản. (Ảnh: Xinhua).
Yu Zhengdao, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết quá trình xử lý tảo lam độc hại không hề bổ sung thêm bất kỳ chất phản ứng hóa học hoặc sinh học nào, mà chỉ dùng hơi nước làm dung môi để khử độc nên không gây phát thải.
“Kết quả kiểm tra sau khi khử độc, bột protein tảo lam này có hàm lượng độc tố thấp hơn nhiều về cấp độ thực phẩm so với các sản phẩm tảo khác và có thể được sử dụng trong ngành đánh bắt thủy sản”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, độc tố trong tảo lam là một trở ngại lớn đối với việc tận dụng nguồn protein có trong tảo, trong khi hàm lượng protein hòa tan trong nước ở tảo lam đạt tới 72%.
Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ mang tính đột phá này có thể góp phần vào việc quản lý sinh thái sông và hồ tốt hơn cũng như thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản, trong bối cảnh nhiều địa phương trên toàn quốc đang phải sống chung với vấn nạn này.
Trước đó, vào cuối năm ngoái các nhà nghiên cứu ở Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng đã tìm ra giải pháp có tiềm năng chống tảo lam khi phát hiện một loại virus có tên là Mic1 ở hồ Sào (Chao), tỉnh An Huy, nơi thường xuyên có hiện tượng “tảo lam nở hoa” vào mùa hè. Vấn nạn ô nhiễm tảo lam khiến nguồn nước sinh hoạt ở địa phương bị nhiễm độc, cá tôm chết nổi và nồng nặc mùi hăng hắc kéo dài.
Tảo lam được coi là vi khuẩn độc hại, nhiều năm qua đã trở thành một nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân. (Ảnh: Chinafocus).
Theo đó các nhà khoa học đã cấy DNA của virus Mic 1 có đầu quá khổ và đuôi dài như mỏ neo này vào một tế bào của tảo lam để sau đó virus nhân lên mạnh mẽ rồi xé nát vật chủ và dần dần đánh tan các tế bào tảo lam khác. Ông Cao Xihua, nhà nghiên cứu về sinh thái biển và khoa học môi trường, cho biết: “Khám phá này rất hữu ích vì nó cung cấp một cách tiếp cận khả thi để giải quyết mối đe dọa môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới”.
Mặc dù virus Mic1 có tiềm năng để giải quyết và giảm bớt vấn nạn tảo lam, tuy nhiên việc nhân nuôi và ứng dụng virus này mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Theo tiến sĩ Jiang Yongliang, virus Mic1 mới chỉ có thể tiêu diệt hai chủng tảo lam và để xử lý triệt để, các nhà nghiên cứu đang hy vọng sẽ sửa đổi gene của virus để nó có thể tiếp cận tốt hơn sang nhiều loại vật chủ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
