Sao chổi du hành liên sao sắp bay gần Trái đất nhất

Các nhà thiên văn học sẽ có cơ hội quan sát 2I/Borisov, sao chổi đến từ hệ sao khác, ở mức độ chi tiết nhất từ trước đến nay.

Sao chổi du hành liên sao sắp bay gần Trái đất nhất
So sánh 2I/Borisov và Trái Đất. (Ảnh: CNN).

Sao chổi 2I/Borisov sẽ ở cách Trái Đất 306 triệu km trong lần bay qua gần nhất trước vào hôm 8/12 trước khi tiếp tục hành trình xuyên qua hệ Mặt Trời. Khi tới gần Trái Đất hơn, sao chổi băng này sẽ để rơi nhiều khí gas và bụi ở phần đuôi hơn trong quá trình bốc hơi. "Các nhà thiên văn học đang tận dụng chuyến ghé thăm của Borisov, sử dụng kính viễn vọng như Keck để thu thập thông tin về thành phần cấu tạo của hành tinh ở những hệ sao khác", Gregory Laughlin, nhà thiên văn học ở Đại học Yale, cho biết.

Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Yale sử dụng quang phổ kế chụp ảnh độ phân giải thấp ở Đài thiên văn W.M. Keck tại Hawaii để có thể quan sát chi tiết nhất sao chổi du hành liên sao từ khi 2I/Borisov được phát hiện lần đầu tiên vào mùa hè năm nay. Họ cũng tạo ra bức ảnh thể hiện vị trí tương đối của sao chổi này so với Trái Đất. Bức ảnh mới hé lộ phần đuôi ấn tượng trải dài gần 161.000 km của 2I/Borisov, gấp 13 lần đường kính Trái Đất.  

Nhóm nghiên cứu cho rằng sao chổi này đến từ hệ sao khác nhưng bị văng khỏi hệ sau khi suýt va vào một hành tinh. Từ lần quan sát đầu tiên, các nhà thiên văn đã phát hiện nhiều chi tiết mới. Phần lõi hay còn gọi là nhân sao chổi rộng 1,6 km và có màu ánh đỏ. Họ nhận định thành phần chủ yếu của 2I/Borisov là bụi. Ngoài quỹ đạo hình hyperbol, 2I/Borisov rất giống các sao chổi khác trong hệ Mặt Trời.

"Độ sáng của vật thể sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 12 và có thể quan sát bằng kính viễn vọng cỡ trung bình cho tới tháng 4/2020. Sau đó, chúng ta chỉ có thể theo dõi nó bằng những kính viễn vọng chuyên nghiệp lớn hơn đến tháng 10/2020", Dave Farnocchia, nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết. Các quan sát trong tương lai sẽ tiết lộ kích thước, vòng quay và đường đi của sao chổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có bao nhiêu vệ tinh đang bay trên đầu chúng ta?

Có bao nhiêu vệ tinh đang bay trên đầu chúng ta?

Ông Nicholas Johnson cựu chuyên gia đầu ngành về vấn đề mảnh vụn trên quỹ đạo (orbital debris) của NASA nói về các vệ tinh nhân tạo đang bay trên quỹ đạo Trái Đất.

Đăng ngày: 08/12/2019
Lần đầu tiên phát hiện hành tinh lạ quay quanh

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh lạ quay quanh "Mặt trời chết"

Cặp đôi ma quái mà các nhà khoa học Anh và Mỹ vừa xác định có thể hé lộ phần nào tương lai của trái đất và các hành tinh láng giềng, khi mặt trời của chúng ta chết trong vài tỉ năm nữa.

Đăng ngày: 07/12/2019
Hé lộ những phát hiện bất ngờ liên quan đến gió Mặt Trời và bão từ

Hé lộ những phát hiện bất ngờ liên quan đến gió Mặt Trời và bão từ

Những dữ liệu mà tàu thăm dò Parker Solar gửi về sẽ cung cấp những chi tiết mới về gió Mặt trời, các cơn bão từ và cách thức Mặt Trời tạo nên thời tiết trong vũ trụ.

Đăng ngày: 06/12/2019
NASA gửi những hình nộm đầu tiên bay quanh Mặt trăng để đo bức xạ

NASA gửi những hình nộm đầu tiên bay quanh Mặt trăng để đo bức xạ

Hai hình nộm có tên là Helga và Zohar sẽ tham gia chuyến đi này và sẽ đi xa hơn bất kỳ con người nào trước đây trên một con tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 06/12/2019
Vệ tinh NASA chụp ảnh vụ nổ sao chổi ngoài vũ trụ

Vệ tinh NASA chụp ảnh vụ nổ sao chổi ngoài vũ trụ

Vụ nổ giải phóng khoảng một triệu kg vật chất và có thể để lại hố trũng đường kính 20 m trên bề mặt sao chổi Wirtanen.

Đăng ngày: 06/12/2019
Cảnh báo thảm kịch thiên thạch tấn công, quét sạch sự sống trên Trái đất

Cảnh báo thảm kịch thiên thạch tấn công, quét sạch sự sống trên Trái đất

Một nhà thiên văn học hàng đầu tin rằng kịch bản một tiểu hành tinh lao xuống Trái đất, quét sạch sự sống của nhân loại chỉ là vấn đề thời gian.

Đăng ngày: 06/12/2019
Tại sao phi hành gia lúc đi mặc áo trắng, lúc về phải mặc áo màu cam?

Tại sao phi hành gia lúc đi mặc áo trắng, lúc về phải mặc áo màu cam?

Quần áo phi hành gia phải có màu trắng nhưng khi quay về trái đất thì họ lại mặc áo màu cam, có gì đặc biệt từ điều này?

Đăng ngày: 06/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News