Sao chổi xanh sáng nhất bầu trời lao về phía Trái đất

Sao chổi 46P/Wirtanen với ánh sáng màu xanh lá cây sẽ tiến gần đến mức người trái đất có thể nhìn rõ bằng mắt thường.

Một ngôi sao chổi nhỏ nhưng cực sáng mang tên 46P/Wirtanen đang lao ngày một gần về phía Trái đất, theo NASA. Đây là ngôi sao chổi thuộc "gia đình" sao Mộc, tức nhóm 400 sao chổi có quỹ đạo 20 năm trở xuống với điểm xa Mặt trời nhất trên quỹ đạo nằm gần sao Mộc.

Sao chổi xanh sáng nhất bầu trời lao về phía Trái đất
Sao chổi 46P/Wirtanen sẽ tỏa ánh sáng xanh lá cây tuyệt đẹp - (ảnh: NASA).

Theo tính toán của NASA, sao chổi này sẽ tiến gần Trái đất nhất với khoảng cách 11,586 triệu dặm vào 13 giờ ngày 16/12 (theo giờ GMT, tức 20 giờ ngày 16-12 theo giờ Việt Nam), một khoảng cách cực gần trong thiên văn học. Đây sẽ là lần tiếp cận lần thứ 20 của các loại sao chổi tính từ thế kỷ thứ 9 sau công nguyên.

Sao chổi xanh sáng nhất bầu trời lao về phía Trái đất
Vị trí của sao chổi xanh lá cây so với sao Thiên Vương (Uranus), Mặt trăng (Moon) và sao Hỏa (Mars) - (ảnh: SPACE).

Bạn không phải lo lắng về việc quan sát nó vì ngôi sao chổi này cực sáng. Khoảng cách tiếp cận rất gần, nó sẽ trông lớn như sao Mộc và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu bạn có một dụng cụ quan sát thiên văn chuyên nghiệp, nó sẽ vô cùng rực rỡ.

Sao chổi 46P/Wirtanen được phát hiện từ năm 1948 bởi nhà thiên văn học Carl Wirtanen, tại Đài quan sát Lick (California - Mỹ) và đều đặn viếng thăm trái đất 5,4 năm một lần. Từ đó đến nay, loài người chưa bao giờ bỏ lỡ việc ngắm nhìn vật thể xanh lá cây đẹp đẽ này, trừ lần viếng thăm năm 1980, nó quá gần mặt trời nên không thể quan sát.

Sao chổi xanh sáng nhất bầu trời lao về phía Trái đất
Đường đi của sao chổi 46P trên bầu trời - (ảnh: SPACE).

Theo các nhà khoa học, bạn có thể ngắm nhìn ngôi sao chổi này khi nhìn vào chân trời phía Đông, sau mỗi hoàng hôn, suốt cả tháng trời. Tuy nhiên, nếu nhìn bằng mắt thường, nó sẽ không quá sáng. Để quan sát rõ một vật thể trên trời đêm, bạn cần chọn một nơi có không gian trống và để mắt làm quen với bóng tối khoảng 20 phút trước khi bắt đầu quan sát.

Trong khoảng thời gian sao chổi này đi qua gần trái đất nhất, đầu sao chổi có thể phình to với kích thước đến hơn gấp đôi kích thước mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phản ứng của cơ thể trong môi trường vô trọng lực cho thấy việc sống trên sao Hỏa vẫn còn xa!

Phản ứng của cơ thể trong môi trường vô trọng lực cho thấy việc sống trên sao Hỏa vẫn còn xa!

Đọc ngay để biết rằng việc sinh sống trên sao Hỏa có lẽ sẽ còn cần rất nhiều thời gian.

Đăng ngày: 07/12/2018
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 07/12/2018
Tên lửa đẩy của SpaceX rơi xuống biển trong chuyến bay tiếp tế lên ISS

Tên lửa đẩy của SpaceX rơi xuống biển trong chuyến bay tiếp tế lên ISS

Thông báo của SpaceX cho hay tên lửa Falcon 9 đã rời bệ phóng vào chiều 5/12 (giờ địa phương), tức rạng sáng 6/12 (giờ Việt Nam) tại bãi phóng 40, Căn cứ không quân Cape Canaveral, Florida, Mỹ.

Đăng ngày: 07/12/2018
Vụ va chạm hố đen lớn nhất cách 9 tỷ năm ánh sáng

Vụ va chạm hố đen lớn nhất cách 9 tỷ năm ánh sáng

Nhờ dữ liệu về sóng hấp dẫn, các chuyên gia phát hiện sự kiện đặc biệt tạo nên siêu hố đen lớn gấp hàng chục lần Mặt Trời.

Đăng ngày: 06/12/2018
Phi thuyền NASA tiến sát thiên thạch có thể va chạm với Trái đất

Phi thuyền NASA tiến sát thiên thạch có thể va chạm với Trái đất

Ngày 3/12, tàu thăm dò Osiris-Rex chỉ còn cách thiên thạch Bennu 19km và thậm chí có thể tiến gần hơn nữa trong những ngày tới, trước khi đi vào quỹ đạo bay xung quanh thiên thạch vào ngày 31/12.

Đăng ngày: 05/12/2018
Chúng ta sắp được chiêm ngưỡng hai trận mưa sao băng tuyệt đẹp trong tháng 12/2018

Chúng ta sắp được chiêm ngưỡng hai trận mưa sao băng tuyệt đẹp trong tháng 12/2018

Trong tháng cuối cùng của năm 2018, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng những sự kiện đặc sắc nhất năm.

Đăng ngày: 04/12/2018
Giới khoa học đo tổng số ánh sáng được tạo ra trong vũ trụ

Giới khoa học đo tổng số ánh sáng được tạo ra trong vũ trụ

Các ngôi sao phát ra 4x10^84 photon ánh sáng kể từ khi vũ trụ được hình thành cách đây 13,7 tỷ năm, theo một nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 02/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News