Sao Diêm Vương không còn là hành tinh

Gần 2.500 nhà khoa học đang gặp gỡ tại Prague, cộng hoà Czech đã nhất trí bỏ phiếu loại sao Diêm vương ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời.

(Ảnh: universetoday.com)

Thiên thể nhỏ bé xa xôi này bị giáng xuống hạng thấp hơn.

Quyết định của Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) có nghĩa là các sách giáo khoa giờ đây sẽ phải viết lại về hệ mặt trời chỉ với 8 hành tinh lớn.

Quyết định được đưa ra sau khi các nhà khoa học thống nhất những tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh:

- Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời.
- Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn
- Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác

Theo những tiêu chí này, sao Diêm Vương đã tự mình rơi khỏi bảng xếp loại bởi quỹ đạo hình elip dẹt của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải Vương.

Sao Diêm Vương, được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh mô tả năm 1930, giờ đây sẽ được xem là một "hành tinh lùn".

Đồng hạng với nó là thiên thể mới tìm thấy 2003 UB313 - tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời Ceres - và Charon - mặt trăng lớn nhất của chính nó.

Cuộc tranh cãi về địa vị của sao Diêm Vương đã kéo dài nhiều năm qua, bởi kích cỡ nhỏ và vị trí quá xa của nó so với 8 hành tinh "truyền thống" khác của thái dương hệ. Thậm chí, nó còn bé hơn cả một số vệ tinh của các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Quỹ đạo của nó cũng nghiêng hơn so với tất cả những hành tinh còn lại. Chưa hết, gần đây nhất người ta đã tìm thấy những thiên thể còn lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng nó trong vùng ngoài cùng của hệ mặt trời là vành đai Kuiper.

Hệ mặt trời theo tiêu chí mới, chỉ gồm 8 hành tinh lớn truyền thống. Diêm Vương được xếp vào dạng "hành tinh lùn" cùng với Ceres, Charon và 2003 UB313. (Ảnh: BBC)

T. An

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News