Sao Hỏa có thể hình thành vành đai từ các mặt trăng

Trong tương lai, sao Hỏa có thể trở thành một bản sao của sao Thổ với vành đai bụi bao quanh, hình thành từ những mảnh vụn của hai mặt trăng Phobos và Deimos.

Trong vài triệu năm, mặt trăng Phobos của sao Hỏa sẽ bị chia nhỏ thành nhiều mảnh để tạo thành một vành đai dẹt tương tự như vành đai sao Thổ, theo New Scientist. Tuy nhiên, những mảnh nhỏ từ hai mặt trăng Phobos và Deimos có thể đang xoay quanh hành tinh đỏ dưới dạng vành đai mới hình thành.

Các nhà thiên văn từ lâu cho rằng có khả năng sao Hỏa sẽ được bao quanh bởi vành đai tạo từ những mảnh đá bắn ra từ hai vệ tinh Phobos và Deimos, nhưng chưa ai quan sát được điều này, có thể do chúng nằm trong mặt phẳng không dễ quan sát từ Trái Đất hoặc kính viễn vọng không gian.

Sao Hỏa có thể hình thành vành đai từ các mặt trăng
Sao Hỏa có thể hình thành vành đai bao quanh từ các mặt trăng của nó. (Ảnh: New Scientist).

Sau khi phóng lên sao Hỏa năm 2013, vệ tinh MAVEN (Mars Atmosphere and Volatile Evolution) phát hiện một đám mây bụi ở độ cao lớn bao quanh hành tinh. Nhóm nghiên cứu trong dự án MAVEN không thể xác định được độ lớn và nguồn gốc của hạt bụi, nhưng họ nhận thấy chúng lan rộng một cách đồng nhất thay vì tập trung thành vòng tròn. Điều đó cho thấy chúng đến từ không gian liên hành tinh.

Phân tích mới từ dữ liệu của MAVEN cho thấy, sao Hỏa cũng được bao quanh bởi bụi dưới hình thức tiền vành đai và một số hạt bụi trong số đó đến từ các mặt trăng của hành tinh này.

Jayesh Pabari ở Phòng thí nghiệm nghiên cứu vật lý tại Ahmedabad, Ấn Độ và cộng sự so sánh các phép đo bụi từ MAVEN với các mô hình dựa trên giả định về số lượng thiên thạch đâm trúng sao Hỏa và mặt trăng của nó. Họ kết luận những hạt nhỏ văng ra từ vụ va chạm với thiên thạch thường bị gió mặt trời cuốn đi, trong khi trọng lực của sao Hỏa hút các hạt lớn hơn vào tiền vành đai nằm dọc theo quỹ đạo của mỗi mặt trăng.

Bụi của những vành đai này có thể chạm tới tầng thượng quyển của sao Hỏa. Nhóm của Pabari nhận thấy trong khi phần lớn đám mây bụi có nguồn gốc liên hành tinh, khoảng 0,6% có thể đến từ hai mặt trăng Phobos và Deimos.

"Các hạt ở những vòng lớn hơn có thể chạm tới sao Hỏa sau một khoảng thời gian, bên cạnh các hạt bụi liên hành tinh", Pabari cho biết.

"Để đưa ra kết luận chắc chắn về vành đai bụi, chúng ta cần máy dò bụi chuyên dụng", Laila Anderssen ở Đại học Colorado Boulder, nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
7 bí ẩn lớn nhất về sao Hỏa chưa được khám phá

7 bí ẩn lớn nhất về sao Hỏa chưa được khám phá

Dù đã đưa hàng chục tàu vũ trụ lên thám hiểm sao Hỏa nhưng rất nhiều bí ẩn tại hành tinh đỏ này vẫn chưa được khám phá.

Đăng ngày: 20/02/2017
Bí ẩn đằng sau việc phóng siêu khuẩn chết người vào không gian

Bí ẩn đằng sau việc phóng siêu khuẩn chết người vào không gian

SpaceX đang chuẩn bị để khởi động một dự án quan trọng. Họ sắp sửa phóng siêu khuẩn gây chết người, có khả năng kháng cự kháng sinh vào quỹ đạo vào ngày 18/2.

Đăng ngày: 20/02/2017
Con người có thể trở thành cư dân sao Hỏa trong 100 năm tới

Con người có thể trở thành cư dân sao Hỏa trong 100 năm tới

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất dự định xây dựng thành phố đầu tiên trên sao hỏa vào năm 2117.

Đăng ngày: 19/02/2017
Bản thảo khoa học thất lạc của cựu thủ tướng Anh về sự sống ngoài Trái đất

Bản thảo khoa học thất lạc của cựu thủ tướng Anh về sự sống ngoài Trái đất

Churchill một trong những nhà lãnh đạo quan trọng trong Thế Chiến thứ 2, đồng thời còn được biết tới như một người có niềm đam mê khoa học.

Đăng ngày: 18/02/2017
Con người chuẩn bị những gì cho công cuộc đưa người lên sao Hỏa?

Con người chuẩn bị những gì cho công cuộc đưa người lên sao Hỏa?

Để chinh phục sao Hỏa trong tương lai, về cơ bản, con người cần phương tiện vận chuyển quy mô lớn, nơi cư trú, thực phẩm và năng lượng bền vững.

Đăng ngày: 17/02/2017
Khoảng tối bí ẩn đẩy dải Ngân hà với tốc độ 2 triệu km/h

Khoảng tối bí ẩn đẩy dải Ngân hà với tốc độ 2 triệu km/h

Một khoảng không bí ẩn đang đẩy dải Ngân hà di chuyển trong vũ trụ với tốc độ hơn 2 triệu km/h.

Đăng ngày: 16/02/2017
Ấn Độ phóng 104 vệ tinh chỉ bằng một tên lửa đẩy, phá kỷ lục của Nga

Ấn Độ phóng 104 vệ tinh chỉ bằng một tên lửa đẩy, phá kỷ lục của Nga

Ngày 15/2, Ấn Độ đã phóng thành công một tên lửa đẩy mang theo 104 vệ tinh, phá vỡ kỷ lục 37 vệ tinh trong một lần phóng của Nga vào năm 2014.

Đăng ngày: 16/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News