Sao Hỏa từng có mưa
Một nghiên cứu mới cho biết vào thời xa xưa trên sao Hỏa đã có hiện tượng mưa và tuyết rơi.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters sau khi nhóm khoa học tìm hiểu cấu trúc địa hình của hệ thống thung lũng trên hành tinh đỏ. Theo các nhà khoa học tại Đại học Brown, Mỹ, với địa hình hiện tại, sao Hỏa trong quá khứ có thể từng có nước chảy qua một số địa điểm.
Mô hình thung lũng trên sao Hỏa được dựng lên bằng máy tính. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/ESA/DLR/FU Berlin/MSSS)
Kiểm tra các mạng lưới thung lũng khác nhau của sao Hỏa, các nhà nghiên cứu phát hiện bốn trong số những mạng lưới thung lũng này có thể được tạo thành từ dòng chảy của các cơn mưa.
Theo Kat Scanlon, người dẫn đầu nghiên cứu, thì quá trình này gọi là mưa địa hình. Quá trình mưa địa hình hình thành bởi sự tăng hoặc giảm lượng không khí ẩm trên một ngọn núi, dẫn đến hiện tượng mưa trên sườn núi và tạo ra thung lũng phía bên dưới. Do những cơn gió không đủ năng lượng để vượt qua các ngọn núi, nên mưa chỉ xuất hiện ở một bên sườn núi.
Cũng trong nghiên cứu, giới khoa học phân tích dữ liệu thu thập được thông qua mô hình máy tính để xác định hướng gió. Các mô hình được tạo thành cho thấy những thung lũng sâu nhất là nơi từng xảy ra những cơn mưa lớn nhất.
Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu ban đầu và các chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu kỹ hơn để kết luận địa hình sao Hỏa được tạo thành do những cơn mưa từ xa xưa hay do hệ thống suối ngầm trong lòng đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
