Sao Hỏa từng được nước bao phủ như Trái đất

Sao Hỏa từng được bao phủ bởi nước như Trái đất của chúng ta ngày nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học công nghệ Georgia (Mỹ).

Một trong những nguyên nhân nước không thể tồn tại trên sao Hỏa ngày nay là do mật độ bầu khí quyển của hành tinh đỏ chỉ bằng 1% so với Trái đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học công nghệ Georgia đã phát hiện bầu khí quyển của hành tinh đỏ từng dày gấp 20 lần hiện nay.

Giáo sư Josef Dufek và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu về mẫu vật chất trên bề mặt trong thời các núi lửa cổ đại trên sao Hỏa, nhờ sự trợ giúp của tàu thăm dò Spirit được NASA phóng lên hành tinh đỏ vào năm 2007.


Nước có thể tồn tại trên sao Hỏa trong thời kỳ mới hình thành

Các nhà khoa học đã phân tích các mảnh đá bị bắn vào bầu khí quyển khi một núi lửa trên sao Hỏa phun trào cách đây khoảng 3,5 tỷ năm. Với sự trợ giúp của tàu Spirit, nhóm nghiên cứu có thể quan sát mảnh đá còn sót lại và đo kích thước, độ sâu và hình dạng vết lún trên bề mặt tại vị trí các mảnh đá rơi xuống.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một vết lún tương tự trên sao Hỏa bằng cách bắn các phân tử có kích thước bằng các mảnh đá được tàu thăm dò Spirit tìm thấy trên hành tinh đỏ. Các nhà khoa học tính toán rằng để tái tạo các vết lún, các phân tử phải rơi trong bầu khí quyển có mật độ dày gấp 20 lần so với bầu khí quyển của sao Hỏa ngày nay.

Điều này chứng tỏ sao Hỏa từng có bầu khí quyển dày hơn nhiều so với ngày nay. Điều này đồng nghĩa với khả năng bề mặt hành tinh đỏ có thể chứa nước - một trong những yếu tố quan trọng để sự sống phát triển.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sao Hỏa trong thời kỳ đầu mới hình thành là một thế giới được bao phủ bởi nước với bầu khí quyền dày hơn nhiều so với chúng ta biết ngày nay", tiến sĩ Josef Dufek, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Telegraph.

Một nghiên cứu trước đó cũng đã phát hiện thấy thạch cao trên sao Hỏa - một dấu hiệu cho thấy nước đã từng tồn tại trên hành tinh đỏ. Bởi vì thạch cao chỉ có thể hình thành khi nước ở dưới 60 độ C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News