Sao Kim, Trái đất và sao Mộc hợp lực gây bão Mặt trời?

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức phát hiện mối tương quan giữa số lượng các vết đen Mặt Trời và sự thẳng hàng của sao Kim, Trái đất, sao Mộc. 

Hiện tượng chu kỳ Mặt Trời diễn ra khoảng 11 năm một lần. Chúng ta đang tiến sát đến điểm cuối của Chu kỳ Mặt Trời 24. Chu kỳ đầu tiên được nhà thiên văn học người Đức Samuel Schwabe ghi nhận vào năm 1843 sau 17 năm quan sát vết đen Mặt trời. Tuy nhiên từ đó đến trước nghiên cứu mới, các nhà khoa học chưa lý giải được chu kỳ 11 năm này.

Sao Kim, Trái đất và sao Mộc hợp lực gây bão Mặt trời?
Bão mặt trời năm 1859 làm vô hiệu hóa mạng lưới điện tín, gây cháy thiết bị điện tử ở Mỹ. (Ảnh: Labroots).

Trong nghiên cứu mới đây, sử dụng mô hình máy tính, các nhà vật lý thiên văn của Hiệp hội Helmholtz tại Trung tâm Nghiên cứu Đức, phát hiện có một mối tương quan rõ ràng giữa số lượng các vết đen Mặt trời và sự thẳng hàng của ba hành tinh sao Kim, Trái đất, sao Mộc. Theo đó, dường như hợp lực thủy triều của 3 hành tinh này chính là cơ chế gây ra các chu kỳ Mặt trời.

Lực thủy triều, sinh ra do trường hấp dẫn tác động lên một vật thể, là một lực biểu kiến kéo giãn một vật thể theo hai hướng lại gần và ra xa so với khối tâm của một vật thể khác. Lực thủy triều tạo ra thủy triều, phá vỡ các thiên thể hay sự hình thành của các vành đai hành tinh.

Vì khối lượng của 3 hành tinh không thể sánh với khối lượng của Mặt Trời, chúng không thể tác động lên trường trọng lực của trung tâm Thái dương Hệ. Tuy nhiên, sự kết hợp của lực thủy triều khi 3 hành tinh này thẳng hàng, diễn ra với chu kỳ 11,07 năm, có thể đủ mạnh để tạo ra sự nhiễu loạn trong tán Mặt Trời. 

Tán Mặt Trời, tức phần hào quang của plasma quanh trung tâm Thái dương Hệ, có thể mất tính toàn vẹn cấu trúc khi Mặt Trời tiến gần đến giai đoạn diễn ra nhiều hoạt động nhất trong chu kỳ 11 năm, do sự dao động của từ trường Mặt Trời. Kết quả là sự giải phóng khối lượng lớn plasma lẫn năng lượng từ trường của chúng vào khoảng không vũ trụ. Năm 1859, khi đến Trái Đất, chúng tạo nên bão Mặt Trời và làm vô hiệu hóa mạng lưới điện tín, gây cháy các thiết bị điện tử ở Mỹ. 

Hoạt động của Mặt Trời, bao gồm số lượng và kích thước của các vết đen lẫn sự xuất hiện của các cơn bão Mặt Trời, thay đổi theo một mô hình riêng biệt trong một chu kỳ Mặt Trời. Việc hiểu bản chất của hiện tượng này giúp con người hạn chế thiệt hại mà chúng có thể gây ra cho Trái Đất. Nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Vật lý Mặt Trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ýtưởng táo bạo để con người sống được trên cung Trăng: Nghe vô lý mà lại hợp lý không tưởng

Ýtưởng táo bạo để con người sống được trên cung Trăng: Nghe vô lý mà lại hợp lý không tưởng

Một ý tưởng đầy táo bạo. Ai mà nghĩ được có một cách để sống trên Mặt trăng cơ chứ!

Đăng ngày: 26/08/2019
Các nhà thiên văn khám phá ra ngoại hành tinh nóng gấp 3 lần Mặt trời

Các nhà thiên văn khám phá ra ngoại hành tinh nóng gấp 3 lần Mặt trời

Một ngoại hành tinh mới được phát hiện được đặt tên LTT 1445 A b, quay quanh ngôi sao mẹ tạo thành một hệ thống ba sao mới được phát hiện có sức nóng gấp 3 lần Mặt Trời.

Đăng ngày: 26/08/2019
Tàu vũ trụ không người lái chở robot hình người của Nga đáp thất bại

Tàu vũ trụ không người lái chở robot hình người của Nga đáp thất bại

Tàu vũ trụ không người lái chở robot hình người đầu tiên của Nga đã đáp cánh thất bại xuống Trạm không gian Quốc tế (ISS) hôm 24/8.

Đăng ngày: 26/08/2019
NASA điều tra vụ phạm tội đầu tiên trên vũ trụ

NASA điều tra vụ phạm tội đầu tiên trên vũ trụ

\Nữ phi hành gia NASA Anne McClain bị cáo buộc trộm cắp danh tính và truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng của vợ trong khi đang thực hiện nhiệm vụ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 26/08/2019
Các nhà thiên văn học chụp được ảnh chòm sao hình chim hải âu

Các nhà thiên văn học chụp được ảnh chòm sao hình chim hải âu

Chòm sao IC 2177 là nơi những ngôi sao mới ra đời. Khu vực này bao gồm bụi, hidro, heli và dấu vết một số nguyên tố nặng.

Đăng ngày: 25/08/2019
Phát hiện thiên thể màu tím tiết lộ tương lai Mặt trời

Phát hiện thiên thể màu tím tiết lộ tương lai Mặt trời

Một con sứa vũ trụ khổng lồ và kỳ lạ vừa được kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện, mà theo NASA chính là đoạn kết rực rỡ của một ngôi sao già giống mặt trời.

Đăng ngày: 25/08/2019
Những phát hiện mới về tiểu hành tinh Ryugu gần Trái đất

Những phát hiện mới về tiểu hành tinh Ryugu gần Trái đất

Tiểu hành tinh này có đường kính 900m, do đó lực hấp dẫn của tiểu hành tinh này yếu hơn so với Trái Đất tới 66.500 lần.

Đăng ngày: 24/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News