Sao lùn trắng 99,99% khí quyển là oxy tinh khiết

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ngôi sao lùn trắng có lớp ngoài cùng chứa 99,99% là khí oxy.

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu đứng đầu là Souza Oliveira Kepler thuộc Đại học Liên bang Rio Grande do Sul, Brazil, quan sát ngôi sao lùn trắng SDSS J124043.01+671034.68 (Dox) có bầu khí quyển bên ngoài chứa hơn 99,99% oxy. Ngôi sao đặc biệt này chứa dấu vết của các nguyên tố neon (Ne), ma-giê (Mg), silic (Si), nhưng không có hydro và heli ở bề mặt. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 31/3.

"Ngôi sao lùn trắng này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên. Chúng tôi chưa từng thấy ngôi sao nào giống nó trước đây", Kepler cho biết.


Hình minh họa một ngôi sao lùng trắng. (Ảnh: Sciencepics).

Khi ngôi sao tương đối nhỏ với khối lượng ít hơn Mặt Trời khoảng 10 lần, tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân, chúng sẽ mất dần lớp vật chất ngoài cùng và biến thành sao lùn trắng. Các nguyên tố nặng nhất thông thường rơi vào phần lõi đậm đặc dưới tác động của trọng lực, trong khi thành phần nhẹ hơn như hydro và heli di chuyển lên trên bề mặt sao.

Dox là ngôi sao duy nhất trong tổng số 32.000 ngôi sao lùn trắng con người biết đến có bầu khí quyển chứa gần như toàn bộ là khí oxy. Nhóm nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân khiến các thành phần nhẹ hơn như hydro và heli biến mất. Nhưng theo giả thuyết của Kepler và đồng nghiệp, Dox là một phần của hệ thống sao nhị phân. Sự tương tác giữa Dox với một ngôi sao khác trong hệ thống khiến nó bị mất thành phần khí quyển bên ngoài, để lộ lớp "vỏ bọc" khí oxy bên dưới.

Giả thuyết khác liên quan đến những gì xảy ra ở bên trong ngôi sao, chẳng hạn một xung động lớn do quá trình đốt cháy carbon tại lõi của Dox bùng phát ra phía ngoài, làm biến mất các phân tử nhẹ trên bề mặt.

Việc khám phá ra Dox giúp các nhà khoa học hiểu biết thêm về sự tiến hóa sao, cũng như tác động của hệ thống sao nhị phân lên sự phát triển của những ngôi sao thành phần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Siêu Trái Đất có khí hậu hoàn hảo cho sự sống

Siêu Trái Đất có khí hậu hoàn hảo cho sự sống

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy các điều kiện trên hành tinh Kepler-62f ở cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng rất thuận lợi cho sự sống phát triển.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News