Sao Thổ biến đổi màu sắc theo mùa
Theo quan sát từ tàu thám hiểm Cassini của NASA, màu xanh dương kết hợp với nâu vàng trên sao Thổ liên tục thay đổi màu sắc theo mùa.
Khi con tàu thám hiểm Cassini bay quanh sao Thổ lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện màu xanh da trời bao trùm cả khu vực bán cầu bắc của hành tinh. Kể từ đó, sao Thổ đã trải qua các giai đoạn biến đổi màu sắc theo mùa. Hiện tại, khu vực phía bắc của hành tinh này đang là mùa hè, trong khi tại khu vực phía nam lại chuẩn bị đón mùa đông.
Sự thay đổi mùa đồng nghĩa với việc bức xạ cực tím hoạt động mạnh tại khu vực phía bắc, tạo nên những lớp sương mù mang màu vàng nhạt bao phủ vùng đất này. Trái lại, tại khu vực bán cầu nam, hoạt động bức xạ giảm dần khiến những lớp sương mù bao phủ dần như biến mất. Ngoài ra, sự hiện diện của lớp vành đai càng làm tăng hiệu quả tác động màu sắc tới khu vực phía nam của sao Thổ.
Sao Thổ dần thay đổi màu sắc từ năm 2018 tới năm 2020.
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu hình ảnh gửi về Trái đất từ tàu thám hiểm Cassini, khi lớp sương mù bao phủ giảm dần và bầu khí quyển quang đãng hơn khiến sao Thổ chuyển sang màu xanh nhạt.
Đây chính là dịp để ánh sáng Mặt trời len lỏi chiếu tới hành tinh này thông qua các phân tử ánh sáng khiến bầu trời trở nên xanh hơn tương tự như trên Trái đất. Sự hiện diện của khí metan chủ yếu hấp thu trong sắc đỏ của quang phổ khiến sao Thổ chuyển sang màu xanh dương đặc trưng.
Mặc dù sao Thổ có 4 mùa tương tự như Trái đất song thực tế một năm trên sao Thổ lại dài gấp 29,5 lần so với Trái đất.
Amy Simon, nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, cho biết: "Những thay đổi nhỏ hàng năm này làm các dải màu của sao Thổ thật hấp dẫn. Khi sao Thổ di chuyển theo hướng nghiêng ở bán cầu bắc, chúng ta thấy các vùng cực và xích đạo thay đổi, nhưng chúng ta cũng thấy rằng bầu khí quyển thay đổi theo khoảng thời gian này. Những gì chúng tôi tìm thấy là một sự thay đổi nhỏ giữa các năm về màu sắc, có thể là độ cao của mây và gió - mặc dù những thay đổi này không lớn, vì chúng tôi chỉ đang xem xét một phần nhỏ trong một năm của sao Thổ. Chúng tôi mong đợi những thay đổi lớn về lịch thời gian theo mùa, vì vậy điều này cho thấy sự tiến triển đối với mùa tiếp theo".
Điểm đáng nói là Titan - mặt trăng lớn nhất của sao Thổ lại nằm ngay tại trung tâm quan sát của tàu thám hiểm Cassini. NASA cho biết: "Titan, tiểu hành tinh lớn nhất của sao Thổ và là hành tinh duy nhất trong Hệ mặt trời của chúng ta có bầu khí quyển dày, bao gồm các đám mây tạo mưa mêtan lỏng và các hydrocacbon khác trên bề mặt, tạo thành sông, hồ và biển. Hỗn hợp hóa chất này được cho là tương tự như trên Trái đất hàng tỷ năm trước khi sự sống lần đầu tiên xuất hiện".

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
