“Sát thủ” đưa Nobel lên bục vinh quang

Chắc hẳn trong chúng ta, những người thời đại của công nghệ và khoa học không ai còn lạ gì với cái tên Alfred Nobel. Người ta biết đến cái tên Nobel như một hình tượng của khoa học, như một biểu mẫu của thành công. Hàng năm, cái tên của nhà khoa học này lại được nhắc đến trong các cuộc trao giải vinh danh những thành tích xuất sắc của những cá nhân nghiên cứu vì lợi ích cộng đồng - giải thưởng Nobel.

Thế nhưng ít ai ngờ, Nobel được bước lên bục vinh quanh như vậy là nhờ có một chất hoá học sát thủ - nitroglycerin. Chất hóa học được tìm thấy trên một con đường quá gập ghềnh, từ tạo ra hợp chất gây nổ đến một loại thuốc tim mạch...

Con đường quá gập ghềnh

Nitroglycerin được tìm ra là do công của một nhà khoa học người Italia, Ascanio Sobrero. Sự tìm tòi và trải nghiệm với loại hoá chất này đầy gian khổ, hiểm nguy và cả sự chết chóc. Vốn là một nhà hoá học cần mẫn, Sobrero suốt ngày chỉ đong đong, chắt chắt, thử nghiệm chất này với chất khác nhằm tìm ra xem thứ này có tính chất gì, thứ kia có đặc điểm ra sao. Căn phòng của ông đầy mùi hoá chất, khói và ống thuỷ tinh. Thậm chí, cả người ông cũng ám mùi những hoá chất.

Cho đến năm 1847, ông thử thí nghiệm nitrat hoá coton xem sao vì coton là một thành phần rất sẵn lúc bấy giờ. Kết quả không được sáng sủa, nhưng bù lại ông đã tìm ra một kết quả thú vị khác. Nitrat hoá với coton không ra gì, ông nitrat hoá glycerol xem sao, kết quả thu được quá mỹ mãn, ông tổng hợp nên nitroglycerin tại phòng thí nghiệm Theophile-Jules Pelouze.

Hợp chất mới này đầy hoạt tính và dễ nổ. Nó dễ nổ đến mức nếu trong quá trình phản ứng mà ông không kìm phản ứng lại thì nó nổ ngay sau khi vừa được tạo ra. Thậm chí, ngay từ khi mới được sinh ra do Sobrero, nó đã làm nổ tung cả bàn thí nghiệm của ông, làm trầy xước và sây sát mặt mày nhà khoa học đáng kính. Ông cũng đã thử nếm vị này thì thấy nó có vị ngọt, thơm, cay nồng. Nhưng do tính nguy hiểm quá cao, ông đã huỷ bỏ toàn bộ tài liệu và quá trình thí nghiệm những mong nitroglycerin không hiện hữu. Nếu như không có sự xuất hiện của Nobel thì loại chất này mãi mãi lùi vào trong quá khứ.

“Sát thủ” đưa Nobel lên bục vinh quang
Nhà khoa học Alfred Nobel tại phòng thí nghiệm.

Khai sinh vào năm 1847 nhưng thực sự nitroglycerin chỉ được thế giới biết đến chính thức vào năm 1860. Vốn là một người rất quan tâm đến những chất gây nổ hoặc có đặc tính nổ vì thời này công nghiệp mỏ đang rất “mốt” nên Nobel đã không lỡ dịp bỏ qua nitroglycerin. Ông biết đến nó thông qua vị giảng viên đồng thời là nhà khoa học người Nga, N.N. Zinin. Ngay từ khi biết đến hợp chất quý hoá đó, ông đã bắt tay ngay vào thử nghiệm. Nhưng đúng là nó không dễ dàng gì. Hợp chất ma quái này lại suýt hại luôn cả Nobel. Ông thử nghiệm thuốc nổ nitroglycerin lần đầu tiên trong xưởng của mình, tại Heleneborg, Thụy Điển. Nó đã gây ra một vụ nổ khủng khiếp, giết chết 5 người, trong đó có em út của Nobel, đó là Emile. Không chịu bó tay, ông đã pha trộn, thêm bớt nhiều chất vào để kiểm soát được hợp chất này. Cuối cùng, vào năm 1867, ông đã sáng chế ra dinamit, một hỗn hợp nổ của nitroglycerin có tác dụng kiểm soát chu trình nổ và hữu dụng hơn. Nhờ có dinamit mà nitroglycerin trở nên an toàn, dễ sử dụng và dễ điều khiển.

Mặc dù đã được cải biên, nhưng nitroglycerin vẫn là một hợp chất phải dè chừng vì tính hại của nó. Thời bấy giờ, người ta thấy chả lợi lộc gì từ nitroglycerin. Chỉ toàn thấy là các bản tin chết chục người, trăm người, nổ hầm mỏ, rung chuyển đất cát từ nitroglycerin. Người ta đã có lúc phải cấm sản xuất và sử dụng. Chỉ duy nhất một người vinh quang và sung sướng là Nobel, vì hợp chất được khai thác và sử dụng mạnh mẽ trong công nghiệp khai khoáng, trong quân đội và các xưởng sản xuất vũ khí. Lợi nhuận từ việc bán hợp chất làm Nobel vô cùng giàu có hệt như mơ.

“Sát thủ” đưa Nobel lên bục vinh quang
Nitroglycerin.

Và sự giúp ích cho con người

Nếu không có sự dày công nghiên cứu của các nhà y học thì có lẽ nitroglycerin chỉ gắn với nước mắt mà không bao giờ thấy nụ cười. Vì bên cạnh tính gây nổ của nó, nitroglycerin còn là một vị thuốc vô cùng tuyệt vời, có vai trò quan trọng trong việc cứu giúp những bệnh nhân tim mạch đầy nguy kịch như nhồi máu cơ tim.

Mang đặc điểm là một dung dịch nhớt, không màu và nặng hơn nước, nitroglycerin đã được các nhà y học khai sinh cho một lần nữa. Đi đầu là công của BS. Thomas Brunton. Ông thử nghiệm với chất này vì thấy nhiều người nếm thử mà không chết. Một số người kể lại là bị đau đầu, chóng mặt. Ông quyết tâm tìm xem điều gì mà lại gây ra các dấu hiệu thần kinh. Thật tuyệt vời, ông thấy nó có thể điều trị chứng đau ngực ở người.

Nhưng sự huy hoàng của nitroglycerin chỉ có được khi có sự nghiên cứu bài bản của William Murrell. Nhà khoa học này đã thực nghiệm và thấy rằng, nitroglycerin có tác dụng gây giãn mạch như mạch vành, nó có thể làm giảm triệu chứng của thiếu máu cơ tim, có thể làm hạ huyết áp và có thể làm hết đau ngực. Nghiên cứu được thực hiện năm 1878 và sau đó một năm, vào năm 1879, ông chính thức sử dụng trong bệnh viện điều trị tăng huyết áp và đặc biệt là thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim. Nó đã cứu sống được hàng nghìn người bị bệnh tim mạch trên thế giới. Đây là một thuốc được phát hiện ra từ lâu nhưng chưa bao giờ nó mang tên cổ điển vì cho đến ngày nay, nó vẫn là một thuốc quá quy chuẩn trong các biểu kê của những bệnh nhân tim mạch. Ngày nay, nó tồn tại nhiều dạng: viên uống, xịt, đặt dưới lưỡi hay dạng miếng dán.

Vốn huy hoàng, nhưng tên của vị thuốc trong y học này không được gọi là nitroglycerin mà được gọi là glyceryl trinitrat hay trinitin để tránh những hiểu biết sai lầm là cho bệnh nhân uống thuốc nổ. Mang trong mình dòng máu hai mặt, nitroglycerin chưa bao giờ thiếu vắng trong y học tim mạch. Chỉ duy nhất có điều cần thông báo với bạn, nếu bạn đang là người sử dụng “thần dược” viagra thì hãy cẩn thận khi sử dụng nitroglycerin nhé, không phải vì nó có thể làm nổ tung cơ thể bạn lên đâu mà là vì nó có thể gây ra giãn mạch cộng hưởng làm hạ huyết áp đột ngột và biến chứng tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News