Sau 54 năm bị lãng quên, cô mèo đầu tiên bay vào không gian được đòi lại công bằng

Dù là con vật tiên phong hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bay vào không gian nhưng Félicette lại không được ghi nhận công lao xứng đáng.

Nhắc tới những con vật đầu tiên bay vào vũ trụ, mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian của nhân loại, người ta thường nghĩ ngay đến chú chó Laika hay tinh tinh Ham. Nhưng chú mèo tiên phong bay ra khỏi Trái đất, mang trong người trọng trách cũng quan trọng không kém, thì lại không hề được nhớ mặt đặt tên. Chiến dịch Kickstarter được thành lập với mục đích thay đổi điều bất công ấy.

Vào ngày 18/10/1963, mèo Félicette giống cái đến từ Pháp trở thành con mèo đầu tiên được bay vào không gian. Trên chiếc tên lửa Véronique AG1, chú mèo này đã bay 157km, ra ngoài vũ trụ và cảm nhận cảm giác vô trọng lực trong vài phút ngắn ngủi. 15 phút sau đó, Félicette được đưa trở về Trái đất trong tình trạng sống sót và sức khỏe ổn định.

Sau 54 năm bị lãng quên, cô mèo đầu tiên bay vào không gian được đòi lại công bằng
Chú chó Laika. (Ảnh: Internet).

Sau 54 năm bị lãng quên, cô mèo đầu tiên bay vào không gian được đòi lại công bằng
Tinh tinh Ham. (Ảnh: Internet).

Những tưởng chuyến đi khám phá không gian ấy sẽ giúp Félicette trở thành chú mèo “minh tinh” được mọi người săn đón, nhưng không, mọi ánh hào quang của nó đã bị lu mờ bởi những con vật khác từ chó, khỉ đến tinh tinh được đưa lên vũ trụ vào những năm 1960. “Suốt hơn 54 năm, câu chuyện về chú mèo đầu tiên và duy nhất bay vào vũ trụ đã bị mọi người hoàn toàn quên lãng, trong khi nó đáng lẽ phải được tưởng niệm và nhớ đến”, trang web của chiến dịch Kickstarter cho biết.

Félicette vốn là 1 trong 14 chú mèo ưu tú được chọn tham gia vào khóa đào tạo về vũ trụ của chương trình không gian của chính phủ Pháp. Sự tham gia của chú mèo này không phải trên tinh thần tự nguyện nhưng nó mang ý nghĩa vĩ đại đối với Pháp - nước vừa thành lập cơ quan vũ trụ dân dụng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga). Thành công của Félicette đã góp phần đưa Pháp chính thức gia nhập cuộc đua vũ trụ với các cường quốc trên.

“Thời điểm ấy, các nhà khoa học trên khắp thế giới đều muốn tìm hiểu tình trạng thiếu trọng lực có ảnh hưởng như thế nào đối với các loài vật. Nếu chúng tồn tại được ngoài vũ trụ thì con người cũng có thể. Trên thực tế, các chú mèo được chọn cũng trải qua khóa huấn luyện chuyên sâu không khác gì các phi hành gia”.

Các nhà khoa học cấy điện cực vào não các chú mèo để theo dõi hoạt động thần kinh của chúng. Đồng thời, trong quá trình huấn luyện, chúng cũng được cho vào tiếp xúc với chiếc máy ly tâm tương tự như các phi hành gia.

Trải qua quá trình đào tạo khắc nghiệt, Félicette là ứng cử viên duy nhất được chọn nhờ vào thái độ bình tĩnh của nó. Thế nhưng, một số tờ báo khác lại cho rằng Félicette khi đó chỉ là “kẻ thế chân” cho một con mèo khác tên Félix đã bỏ trốn trước khi ngày bay diễn ra.

Sau 54 năm bị lãng quên, cô mèo đầu tiên bay vào không gian được đòi lại công bằng
Bức ảnh con mèo mô phỏng hình ảnh của Félicette trước khi chuẩn bị bay vào không gian được chụp vào tháng 2/1964. (Ảnh: Fox News).

Chưa hết, chiến dịch Kickstarter còn cho biết thêm sự thật về Félicette đã bị bóp méo khi một loạt các con tem kỷ niệm được tung ra sau đó đều khẳng định nó là con mèo đực mang tên Félix. Có vẻ như mọi người đều cho rằng nam giới hay tất cả các giống loài đực luôn đi đầu trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm nhưng cực kỳ phổ biến.

Chính cô mèo Félicette đã có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ mà nhờ đó mà một ngày nào đó, con người chúng ta mới có thể đặt chân lên sao Hỏa xa xôi và hơn thế nữa. Vì những điều vĩ đại ấy, Félicette hoàn toàn xứng đáng được công nhận.

“Con tinh tinh đầu tiên bay vào vũ trụ được chôn cất ở Tòa nhà Danh tiếng Không gian Quốc tế (International Space Hall of Fame). Chú chó tiên phong bay vào không gian được đúc tượng đồng. Nhưng chú mèo đầu tiên và duy nhất làm được điều tương tự thì lại chẳng nhận được gì”, theo Kickstarter. Có thể Félicette đã từng xuất hiện trên trang đầu của một vài tờ báo cũ thời điểm ấy nhưng cho đến nay, vẫn không có bất kỳ một đài tưởng niệm nào dành cho chú mèo này.

Để ghi nhận công lao của chú mèo và giúp nó sống mãi trong lòng mọi người, chiến dịch Kickstarter kêu gọi đóng góp vào quỹ xây dựng bức tượng Félicette ngay trên chính quê hương của nó ở thành phố Paris, Pháp. Dựa vào số tiền đóng góp, mỗi người sẽ được nhận phần quà trong đó bao gồm bưu thiếp có vết chân (xem như chữ ký) của “chính chủ”, huy hiệu, túi xách và ảnh của chú mèo Félicette. Đối với các nhà đóng góp hào phóng, tên của họ sẽ được khắc lên vị trí phía dưới bức tượng, đồng thời nhận được một bản sao mô phỏng bức tượng thật.

Đến nay, chiến dịch này vẫn tích cực kêu gọi mọi người trên khắp thế giới đóng góp để hoàn thành mục tiêu xây dựng đài tưởng niệm dành cho Félicette – chú mèo đầu tiên và duy nhất chinh phục không gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuối tuần này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng

Cuối tuần này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng

Theo Nation Geographic, các nhà khoa học dự báo vào ngày 3/12 chúng ta sẽ có dịp quan sát siêu mặt trăng lớn và sáng nhất trong năm 2017 (sáng hơn 16% và lớn hơn 7% so với bình thường).

Đăng ngày: 29/11/2017
UFO được tìm thấy ở Nga còn chứa

UFO được tìm thấy ở Nga còn chứa "thi thể của người ngoài hành tinh"?

Một đoạn video được đăng tải lên một kênh phổ biến về thuyết âm mưu trên Youtube – SecureTeam10 – cho thấy các thợ mỏ người Nga đã khai quật được một chiếc đĩa bay kỳ lạ.

Đăng ngày: 29/11/2017
Giun đất có thể sinh trưởng tốt trong đất sao Hỏa

Giun đất có thể sinh trưởng tốt trong đất sao Hỏa

Nghiên cứu mới cho thấy giun đất có thể sống và sinh sản thuận lợi trong đất sao Hỏa mô phỏng

Đăng ngày: 29/11/2017
Khối kim cương to hơn Trái đất

Khối kim cương to hơn Trái đất

Kim cương nguyên chất có thể là thành phần chính của một hành tinh cách trái đất chừng 40 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cự Giải.

Đăng ngày: 29/11/2017
Lại phát hiện vùng tối khổng lồ trên bề mặt Mặt trời

Lại phát hiện vùng tối khổng lồ trên bề mặt Mặt trời

NASA vừa phát hiện một vùng tối khổng lồ trên bề mặt khí quyển của Mặt trời. Các hình ảnh được ghi nhận bởi Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA vào ngày 8/11 và 20/11 vừa qua.

Đăng ngày: 28/11/2017
Vi khuẩn nghi đến từ ngoài hành tinh trên thân trạm ISS

Vi khuẩn nghi đến từ ngoài hành tinh trên thân trạm ISS

Các vi khuẩn sống được tìm thấy trên bề mặt Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) và chúng có thể có nguồn gốc ngoài hành tinh, theo nhà du hành vũ trụ người Nga Anton Shkaplerov.

Đăng ngày: 28/11/2017
Xôn xao nguồn lạ phát ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ

Xôn xao nguồn lạ phát ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ

Một nguồn lạ phát ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ nhận được sự quan tâm của giới khoa học.

Đăng ngày: 27/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News