Sau Mặt trời, Trung Quốc tiếp tục xây "Mặt Trăng nhân tạo"

Trung Quốc xây dựng một cơ sở nghiên cứu mô phỏng môi trường trọng lực thấp trên Mặt trăng, lấy cảm hứng từ thí nghiệm sử dụng nam châm để làm ếch bay lơ lửng.

Cơ sở mới có thể cung cấp nghiên cứu hữu ích cho hoạt động thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, theo các nhà khoa học tham gia dự án. Nằm ở thành phố Tô Châu của tỉnh Giang Tô, theo dự kiến, môi trường mô phỏng sẽ chính thức mở cửa trong những tháng tới. Trưởng nhóm nghiên cứu Li Ruilin đến từ Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc, cho biết đây là lần đầu tiên một môi trường như vậy được xây dựng trên thế giới.

Sau Mặt trời, Trung Quốc tiếp tục xây Mặt Trăng nhân tạo
Buồng chân không ở trung tâm môi trường mô phỏng chứa Mặt trăng nhân tạo đường kính 60cm. (Ảnh: Li Ruilin).

Môi trường mô phỏng có thể khiến trọng lực "biến mất". Dù máy bay hoặc tháp rơi tự do có thể đạt trọng lực thấp, điều đó chỉ kéo dài trong tích tắc. Li chia sẻ ở môi trường mô phỏng, hiệu ứng này có thể kéo dài bao lâu tùy thích. Ở trung tâm của cơ sở là buồng chân không chứa một "Mặt trăng" cỡ nhỏ có đường kính 60 cm. Khung cảnh Mặt trăng nhân tạo gồm nhiều đá và bụi. Tại đây, trọng lực chỉ bằng 1/6 trọng lực của Trái Đất, một phần nhờ sự hỗ trợ của từ trường.

Khi từ trường đủ mạnh, nó có thể từ hóa và khiến mọi vật bay lơ lửng từ một con ếch sống tới hạt dẻ. "Một số thí nghiệm như thử nghiệm va chạm chỉ cần vài giây trong môi trường mô phỏng", Li giải thích. "Nhưng những thí nghiệm khác như thử nghiệm bò có thể cần tới vài ngày".

Theo Li, ý tưởng xây môi trường mô phỏng xuất phát từ thí nghiệm khiến ếch bay lơ lửng bằng nam châm từng giúp nhà vật lý người Nga Andre Geim đoạt giải Ig Nobel vào năm 2000. Geim, giáo sư ở Đại học Manchester, Anh, cũng từng giành giải Nobel Vật lý năm 2010 cho công trình về graphene. Theo ông, đệm từ không hẳn là phản hấp dẫn, nhưng có vô số tình huống trong đó việc mô phỏng vi trọng lực bằng từ trường có thể hữu ích trong nghiên cứu không gian.

Trung Quốc đang tiến hành chương trình khám phá Mặt trăng mang tên Hằng Nga bao gồm nhiệm vụ đưa robot tự hành lên vùng tối của Mặt trăng năm 2019, mang mẫu đá Mặt trăng về Trái Đất trong năm 2020. Tiếp theo, Trung Quốc muốn đưa phi hành gia tới Mặt trăng vào năm 2030 và cùng Nga thiết lập cơ sở nghiên cứu chung. Theo các nhà chức trách nước này, quá trình xây dựng trạm nghiên cứu có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2027. Trong khi đó, NASA cũng dự định đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2024 trong chương trình Artemis.

Cơ sở ở Tô Châu sẽ đóng vai trò quan trọng trong những nhiệm vụ Mặt trăng tương lai của Trung Quốc, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng trên Mặt trăng. Cơ sở sẽ cho phép các nhà khoa học thử nghiệm thiết bị, ngăn chặn nguy cơ tính toán nhầm gây tốn kém. Trong môi trường mô phỏng điều kiện cực hạn ở Mặt trăng, đá và bụi có thể mang đặc tính khác với thông thường. Ngoài ra, không có khí quyển trên Mặt trăng, nhiệt độ có thể thay đổi nhanh và đáng kể, hạt đất liên kết rời rạc hơn với nhau trong điều kiện trọng lực thấp.

Theo Li, môi trường mô phỏng Mặt trăng có thể được dùng để kiểm tra liệu công nghệ mới như in 3D có thể dùng để xây công trình trên bề mặt thiên thể hay không. Nó cũng giúp đánh giá khả năng thiết lập khu định cư vĩnh viễn cho con người, bao gồm vấn đề như mặt đất hấp thụ nhiệt tốt tới mức nào.

Mô phỏng môi trường khắc nghiệt của Mặt trăng trên Trái Đất không phải nhiệm vụ dễ dàng do cần lực từ mạnh đến mức đủ để làm đứt các bộ phận như dây điện siêu dẫn. Ngoài ra, nhiều bộ phận kim loại cần dùng trong buồng chân không không hoạt động bình thường khi ở gần nam châm mạnh. Li và cộng sự đã phát triển nhiều sáng kiến kỹ thuật để vượt qua những vấn đề này, trong đó có thay thế thép bằng nhôm ở một số bộ phận quan trọng. Ông cho biết cơ sở ở Tô Châu sẽ đón các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lò phản ứng hạt nhân dạng module nhỏ đầu tiên phát điện

Lò phản ứng hạt nhân dạng module nhỏ đầu tiên phát điện

Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa lò phản ứng hạt nhân module nhỏ vào vận hành thương mại.

Đăng ngày: 07/01/2022
Dự án xây trạm Bắc Cực năng lượng xanh đầu tiên trên thế giới

Dự án xây trạm Bắc Cực năng lượng xanh đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học lập dự án xây trạm nghiên cứu vận hành quanh năm ở Bắc Cực nhờ kết hợp giữa năng lượng gió, mặt trời và hydro.

Đăng ngày: 25/12/2021
Top 5 điều cần biết về siêu kính viễn vọng James Webb

Top 5 điều cần biết về siêu kính viễn vọng James Webb

Sau nhiều thập kỷ chờ đợi, kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo sẽ bay lên quỹ đạo vào ngày 25/12, đúng dịp Giáng sinh.

Đăng ngày: 25/12/2021
Kính viễn vọng Hubble - Con mắt tinh tường dẫn lối nhân loại trong vũ trụ bí ẩn

Kính viễn vọng Hubble - Con mắt tinh tường dẫn lối nhân loại trong vũ trụ bí ẩn

Được đặt theo tên Edwin Powell Hubble (1889-1953), hệ thống kính viễn vọng lên không vào ngày 24/4/1990 đã đi vào hoạt động được hơn 31 năm.

Đăng ngày: 17/12/2021
NASA sắp phóng siêu kính viễn vọng gần 10 tỷ đô

NASA sắp phóng siêu kính viễn vọng gần 10 tỷ đô

Kính viễn vọng James Webb, thiết bị kế nhiệm Hubble với khả năng " nhìn xuyên quá khứ", sẽ được đưa lên quỹ đạo vào tuần tới.

Đăng ngày: 16/12/2021
Trung Quốc tiến hành xây lò phản ứng hạt nhân nổi 60 MW

Trung Quốc tiến hành xây lò phản ứng hạt nhân nổi 60 MW

Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Trung Quốc có thể chịu được thiên tai 10.000 năm có một, theo kết quả thử nghiệm do các kỹ sư hải dương tiến hành.

Đăng ngày: 15/12/2021
Đài quan sát ở độ sâu 1,6km trong lòng núi lửa

Đài quan sát ở độ sâu 1,6km trong lòng núi lửa

Các nhà nghiên cứu dự định khoan sâu vào lòng núi lửa Krafla để tìm hiểu về hoạt động của buồng magma 500 triệu m3 bên dưới.

Đăng ngày: 29/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News