Scotland đối mặt "ngày tận thế" vì tình trạng nóng lên toàn cầu
Quan chức Scotland cảnh báo nếu thế giới không nỗ lực ngăn chặn Trái Đất nóng lên, Scotland và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc như "tận thế".
Guardian dẫn lời Francesca Osowska, Giám đốc điều hành cơ quan Di sản Thiên nhiên Scotland, cho biết thế giới chỉ còn gần một thập kỷ để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, trước khi hiện tượng nóng lên toàn cầu mang lại hậu quả thảm khốc, không thể vãn hồi.
Bà Osowska nói thêm Scotland cũng như các khu vực khác của nước Anh đang phải đối mặt với những mối đe dọa rất rõ ràng, và tình hình chỉ có thể được cải thiện nếu các quốc gia tích cực hành động trước năm 2030.
"Hãy tưởng tượng đến ngày tận thế khi nước bị ô nhiễm, đất chảy ra thành bùn; các thị trấn và ngôi làng ven biển bị bỏ hoang sau khi nước biển dâng và bờ biển bị xói mòn; các khu vực lâm nghiệp rộng lớn bị bệnh dịch hoành hành; chỉ còn rất ít người ở vùng nông thôn; và không có tiếng chim hót nữa", Giám đốc Osowska nói với tổ chức từ thiện Royal Society of Edinburgh của Scotland hôm 30/5.
Scotland đang phải đối mặt với mối đe dọa từ hiện tượng nóng lên toàn cầu. (Ảnh: Guardian).
"Tất cả những điều này đều có thể xảy ra, và chúng tôi cũng có thể nêu lên rất nhiều khu vực trên thế giới mà sự thờ ơ đã khiến những cơn ác mộng như vậy thành hiện thực", bà nhấn mạnh.
Cũng theo Giám đốc Osowska, với mức độ xả thải khí nhà kính như hiện nay, việc Trái Đất nóng lên 1,5 độ C là gần như không thể tránh khỏi, đòi hỏi con người phải thích nghi.
Nhằm ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ hơn xảy ra, con người phải thay đổi toàn diện cách khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất lương thực, hướng tới các phương pháp bền vững hơn. Ngoài ra, hệ thống giao thông, quy hoạch đô thị cần được xây dựng hợp lý với nhiều không gian xanh, nền kinh tế cũng cần được cải cách đáng kể.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa khí hậu Trái Đất và sự đa dạng sinh học, bà Osowska cho biết trong quá khứ, mối quan hệ này từng nhiều lần thay đổi lớn.
"Tuy nhiên, sự thay đổi hiện nay là chưa từng có và rất khác thường. Hoạt động của chúng ta phá vỡ mối quan hệ hòa hợp giữa Trái Đất và sự đa dạng sinh học vốn tồn tại trong 10.000-15.000 năm qua. Khí hậu Trái Đất trong tương lai có thể sẽ không có khả năng duy trì sự sống cho hành tinh với hàng tỷ người và cả thiên nhiên như hiện nay", bà Osowska nói thêm.
Giám đốc cơ quan Di sản Thiên nhiên Scotland cho biết để cải thiện tình hình, thế giới phải chuyển đổi 20% đất nông nghiệp sang lâm nghiệp cùng nhiều biện pháp khác như tăng sản lượng năng lượng sạch lên 50%.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
