Sẽ có mất mùa hàng loạt, chúng ta không được xem thường

Một cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm thay đổi mô hình thời tiết, và điều này có thể làm gia tăng tình trạng mất mùa ở nhiều vùng nông nghiệp trên thế giới.

Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature Communications tuần này, các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Đức phác thảo cách các khu vực sản xuất lương thực trên thế giới sẽ mất mùa, giảm năng suất cây trồng trong tương lai gần.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mô hình khí hậu và dữ liệu quan sát từ năm 1960-2014, sau đó xem xét các dự báo trong tương lai từ năm 2045-2099.

Sẽ có mất mùa hàng loạt, chúng ta không được xem thường
Carlos Tiul, một nông dân bản địa tại Guatemala bị mất mùa ngô, cùng các con của mình - (Ảnh: THE NEW YORK TIMES)

Bằng cách phân tích dữ liệu, họ nhận thấy rằng các "dòng tia không khí thổi nhanh" làm thay đổi kiểu thời tiết trên thế giới, góp phần gây ra mất mùa trong quá khứ.

Nhưng nhiều nhà khoa học đã quan sát thấy biến đổi khí hậu đang thay đổi cách di chuyển của các "dòng tia không khí thổi nhanh" này. Điều này có thể thách thức các vùng trồng trọt trên khắp thế giới.

Nghiên cứu giải thích rằng trong một kịch bản phát thải cao, “dòng tia không khí uốn khúc mạnh” hoặc "dòng tia không khí lượn sóng" thực sự có thể gây ra một số hiện tượng năng suất cây trồng thấp hơn trên toàn thế giới.

Dữ liệu cho các nhà nghiên cứu thấy rằng những năm có “nhiều hơn một dòng tia không khí” thường khiến năng suất cây trồng trong khu vực giảm tới 7%.

Họ cũng phát hiện các khu vực nông nghiệp ở Đông Âu, Đông Á và Bắc Mỹ có khả năng bị ảnh hưởng từ những sự kiện này.

Nghiên cứu một đợt nắng nóng gây thiệt hại đáng kể cho ngành nông nghiệp ở Nga vào năm 2010, các nhà khoa học nhận thấy nhiệt độ cao năm đó có liên quan đến sự thay đổi của "dòng tia thổi nhanh".

Theo Văn phòng Khí tượng Anh, đợt nắng nóng ở Nga đã phá hủy 9 triệu ha mùa màng, đồng thời gây ra hạn hán và cháy rừng. Tháng 7-2010, thủ đô Matxcơva ghi nhận 14.000 ca tử vong, cao hơn 5.000 ca tử vong so với tháng 7-2009.

Đây chỉ là một sự kiện liên quan đến những thay đổi trong "dòng tia thổi nhanh".

Các tác giả nghiên cứu cảnh báo: “Các tác động có khả năng gây rối đã trở nên phổ biến hơn và sẽ còn gia tăng hơn nữa nếu lượng khí thải nhà kính vẫn không được giảm nhẹ”.

Thế giới chưa chuẩn bị đối phó cảnh mất mùa

Ông Kai Kornhuber, tác giả chính của nghiên cứu và nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia, gọi thông tin trên là một “lời cảnh tỉnh”.

Ông nhấn mạnh rằng các trường hợp mất mùa bị đánh giá thấp, điều này có thể có nghĩa là sự chuẩn bị chưa đầy đủ trên toàn thế giới.

“Chúng ta cần chuẩn bị cho những loại rủi ro khí hậu phức tạp này trong tương lai và các mô hình tại thời điểm này dường như không nắm bắt được điều đó", ông nói trong một thông cáo báo chí.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Miền Bắc nắng nóng hết tuần

Miền Bắc nắng nóng hết tuần

Đợt nắng nóng dài nhất ở miền Bắc kể từ đầu năm tiếp tục duy trì đến hết tuần tới, khi mưa giông giúp giảm nhiệt.

Đăng ngày: 10/07/2023
Bốn trận động đất liên tiếp gây rung chấn ở Tây Nguyên

Bốn trận động đất liên tiếp gây rung chấn ở Tây Nguyên

Sáng ngày 7/7, bốn trận động đất liên tiếp xảy ra ở tỉnh Kon Tum của khu vực Tây Nguyên.

Đăng ngày: 08/07/2023
Ấn tượng hàng nghìn tia chớp diễn ra cùng lúc trên bầu trời châu Âu

Ấn tượng hàng nghìn tia chớp diễn ra cùng lúc trên bầu trời châu Âu

Camera gắn trên vệ tinh thời tiết mới của châu Âu đã ghi lại được khoảnh khắc ấn tượng khi hàng nghìn tia chớp lớn nhỏ xảy ra cùng lúc trong một cơn bão ở châu Âu.

Đăng ngày: 07/07/2023
Thảm họa hoàn toàn có thể xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Thảm họa hoàn toàn có thể xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Trong quá khứ, nhà máy điện hạt nhân Enerhodar, thành phố Enerhodar (Ukraine) là một " món quà năng lượng" được Liên Xô xây dựng vào năm 1980.

Đăng ngày: 07/07/2023
El Nino lần này đáng sợ tới mức nào?

El Nino lần này đáng sợ tới mức nào?

Nhiệt độ tăng ở bắc Đại Tây Dương, trong khi băng biển ở Nam Cực giảm xuống làm dấy lên lo ngại về thiệt hại trên diện rộng do thời tiết khắc nghiệt.

Đăng ngày: 06/07/2023
Núi lửa nhưng không phun dung nham, như có

Núi lửa nhưng không phun dung nham, như có "con vật giãy giụa chui ra khỏi mặt đất"

Tạp chí du lịch Mỹ Atlas Obscura cho biết, vào năm 2001, một điều bất ngờ đã xảy ra ở Azerbaijan. Mặt đất bắt đầu chuyển động một cách bất thường…

Đăng ngày: 06/07/2023
IAEA lý giải vì sao Nhật Bản được phép xả thải nước phóng xạ ra biển

IAEA lý giải vì sao Nhật Bản được phép xả thải nước phóng xạ ra biển

Xả thải nước phóng xạ là công đoạn cần thiết để tiến tới ngừng hoạt động nhà máy hạt nhân Fukushima. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đón nhận những ý kiến trái chiều.

Đăng ngày: 06/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News