"Vật thể lạ" hình nấm đang trồi lên, tách đôi một lục địa Trái đất
Các nhà địa vật lý đã tìm ra nguyên nhân bất ngờ khiến một vết nứt lục địa nổi tiếng đang rộng thêm nhanh chóng.
Theo Live Science, "vật thể lạ" đó là một chùm đá siêu nóng khổng lồ hình nấm, mọc lên từ khu vực gần lõi Trái đất. "Cây nấm" này đã lớn đến nỗi làm biến dạng bề mặt Trái đất, trong tương lai sẽ xé đôi châu Phi theo một đường dài từ Biển Đỏ đến Mozambique.
Kết quả trên đến từ nghiên cứu của nhà địa vật lý D.Sarah Stamps từ Virginia Tech (Mỹ) và các cộng sự, thông qua các cuộc kiểm tra Thung lũng Tách giãn lớn Đông Phi (Great Rift) trong 12 năm.
Một phần của Thung lũng Tách giãn lớn Đông Phi, trải rộng trên địa phận nhiều quốc gia - (Ảnh: LIVE SCIENCE).
Thung lũng này từ lâu đã được biết đến là một vết nứt khổng lồ của Trái đất, nơi mà lục địa khổng lồ này sẽ tách làm đôi trong tương lai. Nhưng động lực nào thúc đẩy vết nứt này vẫn chỉ là những suy đoán.
Trong cuộc nghiên cứu mới, các tác giả đã phát hiện ngoài sự biến dạng vuông góc di chuyển về phía Đông và phía Tây như đã biết, còn tồn tại sự biến dạng song song với vết nứt, di chuyển về phía Bắc. Các chuyển động bề mặt này là bất thường và chưa từng được quan sát thấy ở nơi nào khác.
Điều dị thường này đã dẫn đường đến một cấu trúc ẩn bên trong - là "cây nấm" khổng lồ và chết chóc - đang nổi lên trên lớp phủ của Trái đất (lớp ngay bên dưới vỏ hành tinh).
"Cây nấm" đó là một dạng chùm manti khổng lồ, trước đây thường được liên kết với một loại các hoạt động địa chất "nhỏ" hơn, như núi lửa.
Phát hiện mới này cho thấy các chùm manti còn đóng góp quan trọng vào sự "biến hình" của các lục địa Trái đất, một quá trình chủ yếu gây ra bởi hoạt động kiến tạo mảng. Kiến tạo mảng là khi các mảnh vỏ của hành tinh di chuyển, trượt lên nhau và cõng các lục địa, đại dương bên trên nó chuyển dịch theo.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.
