Máy tính lượng tử Google giải phép tính 47 năm trong chớp mắt

Google phát triển máy tính lượng tử có thể lập tức thực hiện phép tính mà siêu máy tính tốt nhất hiện nay mất tới 47 năm.


Nhóm nghiên cứu Google phát triển công nghệ vượt ngoài khả năng của siêu máy tính hiện nay. (Ảnh: Google Quantum AI/PA)

Bài báo của các nhà nghiên cứu ở Google cho biết công nghệ mới nhất của công ty vượt ngoài khả năng của siêu máy tính cổ điển hiện nay, Telegraph hôm 3/7 đưa tin. Theo họ, công nghệ dựa vào trạng thái đặc biệt của vật lý lượng tử, có thể tạo ra những cỗ máy siêu mạnh để đối phó biến đổi khí hậu và sản xuất các loại thuốc đột phá.

Cách đây 4 năm, Google trở thành công ty đầu tiên đạt "ưu thế lượng tử", cột mốc mà tại đó máy tính lượng tử có thể thực hiện một phép tính mà không máy tính kỹ thuật số nào làm được trong thời gian hợp lý. Tại thời điểm đó, một số ý kiến cho rằng Google đang phóng đại khác biệt giữa máy tính lượng tử và siêu máy tính thông thường. Tuy nhiên, bài báo của công ty mang tên Phase Transition in Random Circuit Sampling đăng trên cơ sở dữ liệu ArXiv, mô tả thiết bị có thể kết thúc cuộc tranh luận.

Trong khi cỗ máy năm 2019 có 53 qubit (đơn vị thông tin lượng tử cơ bản), máy tính thế hệ mới có 70 qubit. Việc tăng thêm qubit giúp cải thiện sức mạnh của máy tính lượng tử theo cấp số nhân, có nghĩa cỗ máy mạnh gấp 241 triệu lần so với phiên bản năm 2019. Theo nhóm nghiên cứu, Frontier, siêu máy tính hàng đầu thế giới, mất 6,18 giây để giải một phép tính từ cỗ máy 53 qubit của Google. So với phiên bản mới nhất, thời gian đó tăng lên 47,2 năm. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết máy tính lượng tử mới nhất của họ mạnh hơn so với cỗ máy của Trung Quốc.

Theo Google, máy tính lượng tử lớn hơn có thể kiểm soát nhiễu lượng tử, rối loạn đe dọa làm gián đoạn trạng thái mong manh của qubit, để tiếp tục tính toán. Tuy nhiên, Sebastian Weidt, giám đốc điều hành công ty Universal Quantum ở Brighton, nhấn mạnh máy tính lượng tử cần thể hiện nhiều chức năng thực tế hơn. "Đây là một minh chứng rất tốt về lợi thế lượng tử. Tuy nhiên, thuật toán họ sử dụng không thực sự có ứng dụng thực tiễn. Chúng ta phải tiến tới kỷ nguyên máy tính lượng tử nhiều qubit bắt đầu cung cấp giá trị cho xã hội theo cách máy tính cổ điển không bao giờ làm được", Weidt nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công ty Nhật Bản thử nghiệm lốp xe không cần bơm hơi

Công ty Nhật Bản thử nghiệm lốp xe không cần bơm hơi

Nhà sản xuất lốp xe hàng đầu Nhật Bản Bridgestone đang thử nghiệm loại lốp không cần bơm hơi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Con chip nhỏ hơn 1cm vuông này xử lý được 2 tỉ hình ảnh mỗi giây

Con chip nhỏ hơn 1cm vuông này xử lý được 2 tỉ hình ảnh mỗi giây

Các kỹ sư tại Đại học Penn State vừa tạo ra 1 con chip có thể xử lý và phân loại gần 2 tỉ hình ảnh mỗi giây.

Đăng ngày: 14/05/2025
Rùng mình khi thấy robot giống người nhất thế giới bắt chước hành vi của nhà khoa học

Rùng mình khi thấy robot giống người nhất thế giới bắt chước hành vi của nhà khoa học

Ameca, robot hình người do Anh sản xuất, dường như đang quay một clip vui nhộn cùng nhà khoa học trong đó người - robot thể hiện cùng các biểu cảm giống nhau hoàn hảo đến rùng mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn

Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn

Tham vọng của Starlink giúp mọi nơi trên Trái đất đều có thể truy cập Internet tốc độ cao, ứng dụng cần thiết với nhiều ông lớn ngành vận tải và các nhà mạng viễn thông.

Đăng ngày: 06/05/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 26/04/2025
Pin làm từ vật liệu có một không hai này sẽ sớm thay thế pin lithium-ion trên ô tô điện

Pin làm từ vật liệu có một không hai này sẽ sớm thay thế pin lithium-ion trên ô tô điện

Pin lithium-ion có quá nhiều ưu điểm nhưng lại rất khó phân hủy, gây ra tác động lớn đến môi trường.

Đăng ngày: 22/04/2025
Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News