Sên biển: Biết gọi là con hay cây?
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một điều chưa từng thấy trong thiên nhiên: một loài sên biển vừa là động vật như đồng loại nhưng lại có khả năng tổng hợp diệp lục tố (clorophyl) – chức năng cơ bản của thực vật.
![]() |
Đây là một con sên biển màu xanh lục, nửa động vật, nửa thực vật, tự sinh ra clorophyl để thực hiện quá trình quang hợp, biến ánh sáng thành năng lượng. |
Những con sên biển màu xanh lá cây dường như đã lén lút đánh cắp gen tổng hợp diệp lục tố của rong biển mà chúng thường ăn. Với loại gen “mượn tạm” này, chúng đã thực hiện được quá trình quang hợp mà cây cối dùng để biến ánh nắng mặt trời thành năng lượng.
Giáo sư Sidney Pierce, một nhà sinh học nổi tiếng của ĐH Nam Florrida cho hay: "Loài sên biển này có thể tạo ra những phân tử chứa năng lượng để sống mà không cần ăn uống gì hết”.
GS Pierce đã nghiên cứu loài vật hết sức độc đáo, có tên khoa học là Elysia chlorotica này trong suốt 20 năm trời. Ông đã trình bày phát hiện quan trọng này của mình tại cuộc họp hàng năm của Hội sinh học tại Seattle vừa rồi và công bố trên Tạp chí Science News.
"Đây là lần đầu tiên người ta thấy một động vật đa bào lại có thể sản sinh ra diệp lục tố”, Pierce nói.
Những con sên biển sống ở vùng đầm lầy nước mặn ở Canada và New England. Cùng với việc ăn trộm gen để tổng hợp sắc tố xanh, các chú sên gian giảo còn đánh cắp các tế bào nhỏ li ti gọi là lục lạp (chloroplast) có chức năng điều khiển quá trình quang hợp, chuyển ánh nắng mặt trời thành năng lượng, giống như thực vật đã làm, nhờ vậy, chúng không cần ăn mà vẫn thu được năng lượng.
"Chúng tôi bắt được chúng và giữ trong bể mà không cho ăn nhiều tháng trời, mà chúng vẫn sống bình thường, chỉ cần chiếu những tia nắng mặt trời vào chúng 12 giờ một ngày” Pierce cho biết.
Các nhà nghiên cứu dùng chất đánh dầu phóng xạ để bảo đảm là những con sên này thực sự tạo ra được clorophyl chứ không phải “đánh cắp” chất màu mà tảo đã “làm sẵn” này.
Con cái của loài sên gian giảo ấy được truyền thụ lại khả năng tự tổng hợp clorophyl của bố mẹ, nhưng chưa thực hiện được quá trình quang hợp cho đến khi chúng ăn đủ một số lượng tảo để đánh cắp nốt chất lục lạp cần thiết vì chúng chưa đủ khả năng tự sinh ra chất này.
Sên thì đã thực hiện được một sự “trấn lột” ngoạn mục, nhưng các nhà khoa học thì vẫn bối rối, chưa hiểu được chúng làm thế này để “cài đặt” một đoạn gen rất khác biệt vào cơ thể mình.
Giáo sư Pierce rất dè dặt: “Rất có thể ADN chuyển được một cách tự nhiên từ loài này sang loài khác, nhưng theo cơ chế nào thì chúng tôi chưa hình dung ra”.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
Đăng ngày: 23/02/2025

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
Đăng ngày: 16/02/2025

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
Đăng ngày: 06/02/2025

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.
Đăng ngày: 18/01/2025

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
Đăng ngày: 16/01/2025

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
Đăng ngày: 14/01/2025

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.
Đăng ngày: 13/01/2025
Tiêu điểm