Sét đỏ và xanh cực hiếm trên bầu trời Hawaii

Những vệt sét màu đỏ và xanh dừng như giao nhau bên trên tầng sét trắng giữa bầu trời Hawaii trong cơn giông bão hồi tháng 7/2017.

Camera trên kính viễn vọng Gemini North ở Đài quan sát Gemini tại núi lửa Mauna Kea ghi lại khoảnh khắc hội tụ của những tia sét rực rỡ. Phòng thí nghiệm nghiên cứu thiên văn quang học - hồng ngoại quốc gia (NOIRLab) chia sẻ bức ảnh hôm 24/2. Theo NOIRLab, tia sét trong ảnh xuất hiện đặc biệt tới mức trông như kỹ xảo điện ảnh.


Sét đỏ và xanh xuất hiện cùng lúc trong cơn giông bão. (Ảnh: NOIRLab).

Hiện tượng trên thường được gọi là sét đỏ và sét xanh. Chúng vô cùng khó chụp bằng máy ảnh. Những tia sét chỉ kéo dài 0,1 giây và hiếm khi quan sát được từ mặt đất do bị đám mây giông che khuất. Theo Peter Michaud, quản lý giáo dục ở NOIRLab, các nhà thiên văn học sử dụng camera của kính viễn vọng để theo dõi thời tiết xấu gần đài quan sát. Cứ cách 30 giây, hệ thống camera lại chụp ảnh bầu trời. "Chúng tôi đã gặp vài trường hợp tương tự, nhưng đây là ví dụ tuyệt vời nhất về sét ở tầng thượng quyển", Michaud nói.

Sét trắng thông thường khác với sét đỏ và xanh ở vài đặc điểm. Trong khi sét thường sinh ra giữa không khí mang điện tích, đám mây giông và mặt đất trong cơn bão, sét đỏ và xanh bắt đầu ở những nơi khác nhau trên bầu trời, và hướng vào không gian.

Sét đỏ là những luồng điện tích phóng cực nhanh qua tầng thượng quyển, vươn cao 60 - 80 km trên bầu trời. Một số vệt sét có hình con sứa trong khi nhiều trường hợp như trong bức ảnh của Đài quan sát Gemini là cột sét thẳng đứng với nhiều tua chĩa ra, gọi là sét cà rốt.

Sét xanh hình thành ở gần Trái đất hơn sét đỏ. Những luồng điện tích hình nón này cũng sáng hơn sét đỏ và chúng phóng từ đỉnh những đám mây lên cao. Đỉnh đám mây giông có thể ở cách mặt đất từ 1,6 đến 22,5km. Sét xanh tiếp tục vươn lên cho tới khi đạt độ cao khoảng 48 km, tại điểm đó chúng biến mất. Sét xanh di chuyển ở tốc độ hơn 35.888 km/h. Bão càng mạnh và càng sản sinh nhiều sét, khả năng sét đỏ và xanh xuất hiện càng cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News