Siêu bão 58 năm mới có trong lịch sử càn quét với tốc độ 270km/h, 1 quốc gia tuyên bố vùng thảm họa

“Hầu như không còn tòa nhà nào còn đứng vững. Nhà cửa bị san phẳng, đường sá bị chặn, cột điện đổ trên phố”, một nạn nhân của siêu bão Beryl cho biết.

Bão Beryl tiếp tục càn quét

Bão Beryl là siêu bão đến sớm nhất tại Đại Tây Dương phát triển thành bão cấp 5 - cấp cao nhất trong 58 năm qua và đã gây ra nhiều thiệt hại tại vùng biển châu Mỹ trong tuần vừa rồi. Hiện cơn bão lịch sử này đang càn quét Jamaica, mang theo gió mạnh và mưa lớn. Trước đó bão đã làm ít nhất 7 người tử vong và gây ra thiệt hại đáng kể ở phía đông nam vùng Caribbean.

Vào ngày 2/7, Beryl đạt đỉnh với sức gió 270km/giờ trước khi suy yếu thành bão cấp 4 nhưng vẫn có sức tàn phá mạnh.


Sự tàn phá của cơn bão Beryl trên đảo Carriacou.

Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ cho biết thành mắt bão Beryl đang "lướt qua bờ biển phía nam Jamaica". Mưa gió dữ dội trút xuống hòn đảo trong nhiều giờ khi người dân tuân thủ lời kêu gọi sơ tán của chính quyền cho đến khi cơn bão đi qua. Điện đã bị mất ở thủ đô Kingston. Đến giữa trưa, gió mạnh đã xuất hiện, biến biển thành những con sóng trắng xóa khi mắt bão Beryl quét qua bờ biển phía nam của hòn đảo.

Thủ tướng Andrew Holness cho biết vào chiều thứ Tư rằng gần 500 người đã được đưa vào nơi trú ẩn. Jamaica đang trong tình trạng khẩn cấp vì hòn đảo này được tuyên bố là vùng thảm họa vài giờ trước khi cơn bão Beryl đổ bộ. Holness cho biết tuyên bố vùng thảm họa sẽ được duy trì trong 7 ngày tới.

Một lệnh sơ tán đã được ban hành cho các cộng đồng trên khắp Jamaica dễ bị lũ lụt và lở đất.


Những hình ảnh cho thấy sức ảnh hưởng của bão ở Jamaica.

Jon Porter, nhà khí tượng học trưởng tại AccuWeather, cho biết: "Chúng tôi rất quan ngại về nhiều tác động đe dọa đến tính mạng ở Jamaica", bao gồm bão dâng, gió mạnh và lũ quét. Porter gọi Beryl là “mối đe dọa bão mạnh nhất và nguy hiểm nhất mà Jamaica phải đối mặt, có lẽ là trong nhiều thập kỷ”.

Cảnh báo bão đang có hiệu lực đối với Jamaica, Grand Cayman, Little Cayman và Cayman Brac, và bờ biển Bán đảo Yucatan của Mexico từ Puerto Costa Maya đến Cancun. Beryl được dự báo sẽ yếu đi đôi chút trong một hoặc hai ngày tới, nhưng vẫn ở mức hoặc gần mức bão lớn khi đi qua gần Quần đảo Cayman vào thứ Năm và vào Bán đảo Yucatan của Mexico vào cuối thứ Năm hoặc thứ Sáu, theo Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ.

Một hòn đảo bị xóa sổ

Sống sót qua đêm khi cơn bão Beryl quét qua ngôi nhà bình dị trên đảo Union (St. Vincent và Grenadines) với sức mạnh dữ dội, Katrina Coy đã vô cùng kinh ngạc trước mức độ tàn phá mà cô phải đối mặt.

Cô cho biết hầu như mọi tòa nhà trên hòn đảo nằm ngoài khơi St. Vincent và Grenadines đều đã bị san bằng hoặc hư hỏng nặng: “Đảo Union đang trong tình trạng tồi tệ sau khi Beryl đi qua. Theo nghĩa đen, hầu như toàn bộ hòn đảo đều vô gia cư. Hầu như không còn tòa nhà nào còn đứng vững. Nhà cửa bị san phẳng, đường sá bị chặn, cột điện đổ trên phố”.

Người đánh cá và hướng dẫn viên câu cá Sebastien Sailly cho biết: “Mọi thứ đều mất hết. Hiện tại tôi không có nơi nào để sống. Giống như một cơn lốc xoáy đã đi qua đây. 90% hòn đảo đã bị xóa sổ. Tôi đang trú ẩn cùng vợ và con gái, và thành thật mà nói, tôi không chắc chúng tôi có thể thoát ra được hay không”. Mức độ sốc và sợ hãi vẫn còn hiện rõ trong giọng nói của ông.


Hiện trạng bị tàn phá nặng nề của đảo Union.

Em họ của anh, Alizee, người điều hành một khách sạn cùng gia đình, đã mô tả lại trải nghiệm kinh hoàng khi Beryl bay qua thị trấn của họ. Bà cho biết họ phải đẩy đồ đạc vào cửa ra vào và cửa sổ để ngăn những cơn gió mạnh liên tục thổi bay chúng. “Áp lực quá lớn đến nỗi bạn cảm thấy nó ở tai mình. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng mái nhà vỡ ra và đập vào một tòa nhà khác. Cửa sổ vỡ, ngập nước. Không ai biết mọi chuyện lại tệ đến thế, mọi người đều bị chấn thương”, Alizee kể lại.

Hầu hết cư dân trên hòn đảo này đang trong tình trạng thiếu lương thực, đồ dùng cần thiết và cả chỗ ở vì tất cả đã bị xóa sổ sau 1 đêm. Do mất điện và mất liên lạc, mọi người chỉ có thể gửi tin nhắn bằng cách kết nối với mạng lưới Starlink do SpaceX của Elon Musk triển khai.

Thủ tướng quốc đảo St. Vincent và Grenadines Ralph Gonsalves phát biểu trong cuộc họp báo: "Bão Beryl - cơn bão nguy hiểm và tàn khốc này - đã đến rồi đi và để lại sự tàn phá vô cùng to lớn, nỗi đau và sự đau khổ trên khắp đất nước chúng ta. Ông cũng hứa chính quyền sẽ phản ứng nhanh nhất có thể để giải quyết danh sách dài các việc cần làm sau cơn bão".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News