Siêu bão Mangkhut hạ 2 cấp sau khi càn quét Philippines, tiến nhanh hơn vào biển Đông

Hồi 04 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc Biển Đông, cách Ma Cao (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150km/giờ), giật cấp 17. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 350km tính từ vùng tâm bão; Phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30km, từ khoảng chiều tối nay (16/9) bão số 6 sẽ đi vào đất liền phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và suy yếu nhanh. Đến 04 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam các tỉnh Quảng Đông-Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (80km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 180km tính từ vùng tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển Bắc Biển Đông trong ngày hôm nay còn có mưa bão, gió mạnh cấp 11-12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; biển động dữ dội.


Hướng di chuyển của bão Mangkhut.

Từ tối nay 16/9, ở vùng biển Đông Bắc Vịnh Bắc Bộ (phía Bắc vĩ tuyến 20,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 108,5 độ Kinh Đông) có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 6-7, đêm tăng lên cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 3-4m; Biển động mạnh.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 18/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 23,5 độ Vĩ Bắc; 103,2 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/h).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Nam bão số 6, trong ngày mai (17/9), ở phía Bắc Quảng Ninh có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang có gió giật cấp 6-7; các tỉnh khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng về gió mạnh của bão số 6.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Nam bão số 6, từ sáng sớm ngày 17/9 đến ngày 18/9 ở khu vực Đông Bắc có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm, riêng Lạng Sơn, Cao Bằng 150-200mm. Khu vực Việt Bắc và Tây Bắc có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, riêng Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu có mưa 100-150mm. Các khu vực khác thuộc Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa.

Cảnh báo lũ: Từ ngày 17-18/9, trên thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ sông Thao và thượng lưu sông Lô ở mức BĐ2 - BĐ3; sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang ở mức BĐ1 - BĐ2; thượng lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ và Thanh Hóa, đặc biệt là các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu; Ngập úng tại vùng trũng, vùng thấp và các đô thị thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, sạt lở đất: cấp 1-2.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News