Siêu bão Mặt Trời có thể quét sạch các vệ tinh và thiết bị điện tử của Trái Đất
Một cơn bão Mặt Trời khủng khiếp tấn công Trái Đất hàng ngàn năm trước đã làm dấy lên lo ngại rằng một sự kiện tương tự có thể xảy ra trong tương lai của loài người.
Cơn bão Mặt Trời cổ đại xuất hiện vào khoảng 2.600 năm trước mạnh hơn 1000 so với bất kỳ cơn bão Mặt Trời nào được phát hiện trong 70 năm qua, đủ mạnh để tàn phá hoàn toàn các thiết bị điện tử hiện đại.
Ngay cả những cơn bão Mặt Trời nhỏ trong thời hiện đại đã được biết là có thể dẫn đến mất điện trên diện rộng ở Thụy Điển và Canada.
Siêu bão Mặt Trời có tác động mạnh mẽ đến xã hội với những thiết bị công nghệ cao của loài người hiện đại.
Và mặc dù các bằng chứng trước đây đã cảnh báo về sự nguy hiểm của các cơn bão Mặt Trời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Trái Đất, nhưng điều đó rất khó dự đoán nơi nào và khi nào chúng có thể tấn công.
Để tìm hiểu mức độ thường xuyên xảy ra các sự kiện lớn như vậy, các nhà nghiên cứu từ Đại học Lund ở Thụy Điển đã kiểm tra lõi băng và vòng cây trong khu vực để tìm ra bằng chứng về siêu bão Mặt Trời từng xảy ra trên Trái Đất.
Họ đã phát hiện ra hành tinh của chúng ta bị bắn trúng các hạt năng lượng cao vào năm 660 trước Công Nguyên và một lần nữa vào năm 775 và 994. Nếu cơn bão Mặt Trời đó xảy ra hôm nay, nó có thể đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội công nghệ cao của chúng ta.
Cụ thể hơn là nó sẽ xóa sạch lưới điện, công nghệ GPS và mạng máy tính của loài người.
Giáo sư Raimund Muscheler, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói với tờ The Independent: "Chúng tôi không có số liệu thống kê về mức độ thường xuyên xảy ra của những sự kiện này. Nhưng điều tôi muốn nói là chúng tôi biết rằng nó có thể xảy ra một cách thường xuyên. Nếu cơn bão Mặt Trời đó xảy ra hôm nay, nó có thể đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội với các thiết bị công nghệ cao của chúng ta”.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
