Siêu bão Mặt Trời gây ra cực quang trên Hành tinh Đỏ

Hãy hướng sự chú ý đến các ngôi sao và bạn sẽ không phải đợi lâu để nhìn thấy những cảnh tượng ngoạn mục. Một trong số đó chính là hiện tượng cực quang kỳ thú vừa xuất hiện ở trên Hành tinh Đỏ.

Sự kiện xảy ra do một đợt gió Mặt Trời cực mạnh quét qua sao Hỏa, khiến mức độ bức xạ của hành tinh này đạt đến đỉnh điểm. Chỉ số bức xạ ghi nhận được ở hành tinh Đỏ cao gấp 2 lần mức tối đa từng được đo bởi Thiết bị Phát hiện bức xạ (RAD) của tàu thăm dò Curiosity Rover.

Dòng ánh sáng cực quang ngoạn mục này có thể được quan sát từ Trái Đất, sao Hỏa và những hành tinh khác. Sở dĩ chúng ta có thể chiêm ngưỡng được hiện tượng này là do các hạt năng lượng cao bốc ra từ Mặt Trời tạo ra các từ trường hành tinh và gây ra phản ứng hóa học với các chất khí ở trong bầu khí quyển.

Nhà nghiên cứu Sonal Jain ở Trường Đại học Colorado - thành viên nhóm "Nghiên cứu bầu khí quyển sao Hỏa và Cách tiến hóa làm dễ bay hơi của chúng" (MAVEN) thuộc NASA, cho biết: vụ nổ năng lượng đặc biệt do Mặt Trời gây ra đã "làm sao Hỏa sáng bừng như một bóng đèn" với ánh sáng cực tím.

"Cực quang trên sao Hoả có thể bao phủ toàn bộ hành tinh Đỏ bởi vì sao Hỏa không có từ trường mạnh như Trái Đất để tập trung cực quang gần các vùng cực. Các hạt năng lượng từ Mặt Trời cũng có thể bị hấp thụ bởi bầu khí quyển phía trên, làm nhiệt độ tăng lên và làm bầu khí quyển phình to ra", nhà nghiên cứu Sonal Jain nói.

Tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa MAVEN đã theo dõi sự tương tác của gió Mặt Trời trên bầu khí quyển sao Hỏa từ năm 2014. Cùng với dữ liệu thu thập được từ tàu thăm dò Curiosity Rover, chúng ta đã có được một số thông tin quan trọng về các điều kiện trên sao Hỏa.

Nếu muốn cư ngụ trên hành tinh này, chúng ta cần phải biết thời gian và cách thức những sự kiện đầy kịch tính này xảy ra. Nếu chúng ta ở Trái Đất và quan sát hiện tượng cực quang trên sao Hỏa, nó thật sự rất tuyệt vời nhưng khi chúng ta ở sao Hỏa thì mọi thứ không còn tuyệt vời nữa. Đây giống như một buổi trình diễn bức xạ!


Hiện tượng cực quang trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA).

"Nếu bạn ở đang đi dạo trên sao Hỏa và biết hiện tượng cực quang sắp xảy ra, chắc chắn bạn sẽ muốn tìm một nơi trú ẩn. Bạn cũng sẽ làm như vậy nếu bạn đang đi bộ bên ngoài không gian an toàn của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS", ông Don Hassler, một trong số nhà nghiên cứu của RAD, nói.

"Để bảo vệ các phi hành gia trên sao Hỏa trong tương lai, chúng ta cần tiếp tục thực hiện những giám sát về tình hình thời tiết và kịp thời cập nhật những hiện tượng tương tự như vậy trên sao Hỏa”, ông cho biết thêm.

Mặc dù chúng ta được bảo vệ tốt hơn bởi từ trường của Trái Đất nhưng các nhà khoa học vẫn lo ngại rằng một cơn bão Mặt Trời lớn và kỳ quái có thể làm hư hại hầu hết các thiết bị liên lạc trên Trái Đất. Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất này, con người cần tiến hành thêm nghiên cứu về những sự kiện thời tiết trong không gian.

Trên thực tế, các nhà khoa học cho rằng, gió Mặt Trời chính là thủ phạm đã tước đi bầu khí quyển giống như Trái Đất của sao Hỏa cách đây hàng tỉ năm. Đây là một phát hiện khác được thực hiện bởi những dữ liệu thu thập được từ MAVEN.

Có một điều kì lạ là sự kiện giải phóng năng lượng Mặt Trời cực kì cao này lại diễn ra vào khoảng thời gian yên tĩnh trong chu kỳ 11 năm của Mặt Trời.

Hiện tại, các nhà khoa học của NASA đang cố gắng phân tích thật kĩ dữ liệu từ sự kiện này. Hiện tượng cực quang trên sao Hỏa có thể sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về không gian cũng như tìm ra phương pháp để đối phó với những sự kiện tương tự trong tương lai. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng sẽ biết được cấu tạo của bầu khí quyển trên sao Hỏa nhờ nghiên cứu hiện tượng này.

Nhà nghiên cứu Hassler nói: "Sự kiện sẽ cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về cách mà những cơn bão Mặt Trời ảnh hưởng đến môi trường trên sao Hỏa, từ tầng trên của bầu khí quyển đến bề mặt của nó”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News