"Siêu năng lực" biến đổi gene của mực

Các nhà nghiên cứu phát hiện mực là sinh vật duy nhất có thể chỉnh sửa gene bên ngoài nhân tế bào thần kinh (neuron).


Mực tua dài ven bờ thường được sử dụng trong nghiên cứu sinh học. (Ảnh: Phys.org).

Nhà nghiên cứu Isabel C. Vallecillo-Viejo và Joshua Rosenthal ở Phòng thí nghiệm sinh vật học biển (MBL) tại Wood Hole, Mỹ, nhận thấy mực tự chỉnh sửa chỉ dẫn di truyền không chỉ trong nhân của neuron mà cả trong sợi trục, phần mở rộng dài và mảnh có nhiệm vụ dẫn xung điện tới neuron khác. Đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu quan sát quá trình chỉnh sửa thông tin di truyền ở ngoài nhân của tế bào động vật. Họ công bố phát hiện hôm 23/3 trên tạp chí Nucleic Acids Research. Phát hiện cung cấp bằng chứng làm lung lay lý thuyết trung tâm của sinh học phân tử cho rằng thông tin di truyền truyền từ ADN tới ARN thông tin (mARN) rồi đến protein.

Năm 2015, Rosenthal và cộng sự phát hiện mực "chỉnh sửa" chỉ dẫn từ mARN ở mức độ lớn, cho phép chúng điều chỉnh loại protein được sản sinh trong hệ thống thần kinh. "Nhưng lúc đó, chúng tôi cho rằng mọi chỉnh sửa với ARN diễn ra trong nhân, sau đó mARN đã chỉnh sửa được chuyển tới tế bào", Rosenthal, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Giờ đây, chúng tôi có thể chỉ ra mực chỉnh sửa ARN ở ngoài phạm vi tế bào".

Nhóm nghiên cứu cũng chứng minh mARN được chỉnh sửa trong sợi trục của neuron ở tốc độ cao hơn nhiều so với trong nhân. Ở người, rối loạn sợi trục gắn liền với nhiều hội chứng thần kinh. Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện sẽ giúp các công ty công nghệ sinh học sử dụng chỉnh sửa ARN ở người cho lợi ích trị liệu.

Trước đó, Rosenthal và cộng sự chỉ ra bạch tuộc và mực nang cũng dựa vào chỉnh sửa mARN để đa dạng hóa các neuron chúng có thể sản sinh trong hệ thần kinh. Cùng với mực, những loài động vật này nổi tiếng với hành vi phức tạp và trí thông minh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News