"Siêu sét" dài gần 770km được công nhận kỷ lục thế giới

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hôm 31/1 chính thức xác nhận hai kỷ lục về tia sét đơn dài nhất và tia chớp tồn tại lâu nhất.

Theo CNN, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chính thức công nhận "siêu sét" từng xuất hiện trên bầu trời Bắc Mỹ ngày 29/4/2020 có chiều dài kỷ lục cho đến nay. kéo dài khoảng 768km từ Texas tới Louisiana của Mỹ.

Trước đó, kỷ lục thuộc về một tia xét xuất hiện vào tháng 10/2018 tại phía nam Brazil.

""Siêu sét" là tia chớp rất rất lớn. Sét trong các cơn bão đa phần chỉ dài vài km. 'Siêu sét' có thể dài tới hàng trăm km", Randall Cerveny, chuyên gia về các hiện tượng thời tiết cực đoan của WMO, cho biết.

Dù phá kỷ lục về chiều dài, tia chớp nói trên lại có "tuổi thọ" ngắn hơn so với một "siêu sét" khác ở Nam Mỹ.

Siêu sét dài gần 770km được công nhận kỷ lục thế giới
Tia sét dài kỷ lục xuất hiện ở Bắc Mỹ năm 2020. (Ảnh: NOAA).

Một kỷ lục khác được WMO công nhận cùng ngày là tia chớp tồn tại lâu nhất thế giới. Nó xuất hiện ngày 31/10/2018 trong một cơn bão ở Uruguay và phía bắc Paraguay, tồn tại trong 17,102 giây. Khoảng thời gian này lâu hơn kỷ lục trước đó 0,37 giây, được thiết lập ngày 4/3/2019 ở phía bắc Argentina.

Trước đây, dữ liệu về sét được ghi nhận dựa trên mạng lưới thu thập thông tin trên mặt đất. Tuy vậy, công nghệ này có nhiều hạn chế.

Các nhà khoa học hiện sử dụng công nghệ mới có tên "Bản đồ Tia sét Địa tĩnh", nhờ hoạt động của các vệ tinh trên quỹ đạo, để thu thập dữ liệu của các tia sét trên toàn cầu. Nhờ vậy, ngày càng nhiều "siêu sét" được ghi nhận.

Công nghệ mới giúp các nhà khoa học quan sát được những khía cạnh mà trước đây không thể nắm bắt của các hiện tượng thời tiết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến rác thải nhựa không thể tái chế thành khối xây dựng

Biến rác thải nhựa không thể tái chế thành khối xây dựng

Công ty khởi nghiệp ByFusion của Mỹ đề xuất một giải pháp tái chế hiệu quả giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.

Đăng ngày: 28/01/2022
Nhiệt độ Trái đất có thể tăng tới 4°C vào cuối thế kỷ này

Nhiệt độ Trái đất có thể tăng tới 4°C vào cuối thế kỷ này

Theo một báo cáo mới, nhiệt độ Trái đất có thể tăng lên tới 4°C vào cuối thế kỷ này bất chấp những cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26.

Đăng ngày: 28/01/2022
Biến đổi khí hậu có thể tạo ra nhiều

Biến đổi khí hậu có thể tạo ra nhiều "dòng sông trên trời" ở Đông Á

Một nghiên cứu mới tiết lộ biến đổi khí hậu có thể hình thành hiện tượng " sông khí quyển", hay còn gọi là "dòng sông trên trời", gây lượng mưa kỷ lục ở khu vực Đông Á.

Đăng ngày: 27/01/2022

"Rừng cây nhân tạo" hút 1.000 tấn CO2 mỗi ngày

Các nhà khoa học khẳng định “rừng cây máy” có khả năng hấp thụ khí C02 trong không khí, giúp làm chậm lại tốc độ biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 27/01/2022
Sóng thần Tonga gây 

Sóng thần Tonga gây "thảm họa sinh thái" tại Peru

Chính phủ Peru cho biết vụ tràn dầu tại một nhà máy lọc dầu ở Peru sau vụ phun trào núi lửa và sóng thần tại Tonga vào cuối tuần trước đã gây ra một " thảm họa sinh thái".

Đăng ngày: 26/01/2022
Tảng băng trôi khổng lồ trút 152 tỷ tấn nước ngọt xuống biển

Tảng băng trôi khổng lồ trút 152 tỷ tấn nước ngọt xuống biển

Tảng băng trôi A-68A giải phóng lượng lớn nước ngọt và nhiều chất dinh dưỡng xuống biển, có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.

Đăng ngày: 25/01/2022
Cảnh báo thời tiết cực đoan dịp Tết: Không khí lạnh tăng cường, nguy cơ xảy ra giông lốc, nền nhiệt xuống thấp

Cảnh báo thời tiết cực đoan dịp Tết: Không khí lạnh tăng cường, nguy cơ xảy ra giông lốc, nền nhiệt xuống thấp

Từ ngày 29/01 (tức 27 tháng Chạp), Bắc Bộ và Thanh Hóa có rét đậm, rét hại và kéo dài triền miên trong những ngày Tết, vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.

Đăng ngày: 25/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News