Sinh sản nhân tạo thành công loài bướm hiếm nhất thế giới
Cặp đôi bướm đuôi kiếm đốm vàng - một trong những loài bướm phượng quý hiếm nhất thế giới - đã chào đời tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên quốc gia Cương Sơn Giang Tây (Trung Quốc) hồi đầu tháng Tám.
Loài bướm này có tên trong danh sách các loài động vật cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu.(Nguồn: chinadaily.com.cn)
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành sinh sản nhân tạo thành công hai con bướm (một con đực và một con cái) đuôi kiếm đốm vàng, có tên khoa học là Teinopalpus aureus.
Đây là một trong tám loài bướm phượng quý hiếm nhất thế giới và đang bên bờ tuyệt chủng. Tại Trung Quốc, loài bướm này có tên trong danh sách các loài động vật cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu.
Cơ sở nghiên cứu và sinh sản nhân tạo loài bướm đuôi kiếm đốm vàng đặt trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên quốc gia Cương Sơn Giang Tây, tỉnh Giang Tây phía Đông Trung Quốc. Cặp đôi chào đời đầu tháng này.
Theo các chuyên gia tại cơ sở khoa học nói trên, có hai con bướm đuôi kiếm đốm vàng cái được tìm thấy trong tự nhiên kể từ khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra loài bướm này năm 2007. Sự hiếm hoi của bướm cái, dẫn đến khả năng sinh sản thấp, liên quan đến số lượng ít ỏi của loài bướm này.
Cơ sở nghiên cứu đã thực hiện thành công lần sinh sản nhân tạo đầu tiên bướm đuôi kiếm đốm vàng vào năm 2020 và đã thả hai con bướm đực ra môi trường tự nhiên.
Với việc sinh sản nhân tạo thành công bướm cái của loài này, các chuyên gia Trung Quốc hy vọng số lượng loài côn trùng hiếm này sẽ tăng trong thời gian tới.

Poison Garden - Khu vườn chết chóc nhất thế giới
Poison Garden (vườn độc) ở thành phố Northumberland, Anh, là nơi sinh sống của hơn 100 loại cây độc hại, gây ảo giác và gây mê khác nhau. Và hiện nó đang mở cửa cho công chúng.

Mưa lớn trên sa mạc làm đổ cây xương rồng 200 tuổi
Một cây xương rồng Saguaro mang tính biểu tượng của công viên Catalina đã bị gãy thân do mưa lớn ở bang Arizona, miền tây nam nước Mỹ.

Loài dế bí ẩn sống trên dung nham núi lửa
Loài dế không cánh được ghi hình đang bò trên ống dung nham ở ngọn núi lửa trong vườn quốc gia Hawaii.

Giải mã virus bí ẩn khiến cây lúa Ấn Độ ngắn ngủn, còi cọc
Tỷ lệ cây nhiễm bệnh trên một cánh đồng dao động từ 2 đến 10%, thậm chí có nơi lên đến 20%, khiến năng suất loại cây này tại Ấn Độ suy giảm đáng kể và thách thức nguồn cung lương thực toàn cầu.

Côn trùng có thể tạo ra vị thịt cho thực phẩm
Hương liệu làm từ sâu bột một ngày nào đó có thể được sử dụng trong thực phẩm tiện lợi như một nguồn cung cấp protein thay thế cho thịt.

Cái chết của những cây cổ thụ nghìn năm
cây cổ thụ, cây cổ thụ nghìn năm, cái chết của những cây cổ thụ, cây thông bristlecone, cây cổ thụ ở California
