Đột phá mới: Sạc điện qua không khí ở khoảng cách gần 30 mét

Trong tương lai, chúng ta có thể sẽ sạc điện thoại và máy tính bảng ở khoảng cách rất xa trong không khí nhờ vào công nghệ mới được phát triển.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sejong, Hàn Quốc vừa thành công sử dụng ánh sáng laser hồng ngoại để truyền dẫn năng lượng với công suất xấp xỉ 400mW ở khoảng cách lên đến 30 mét.

Theo thuật ngữ của giới kỹ thuật, phương pháp này được gọi là sạc laser phân tán. So với các phương pháp truyền dẫn không dây trước đây, nghiên cứu mới được nhấn mạnh nhờ khả năng an toàn và khoảng cách.

Trong thiết lập thử nghiệm, một máy phát bộ khuếch đại được xử lý đặc biệt có tên là erbium được đặt cách bộ thu 30 mét, có gắn kèm cảm biến để chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành năng lượng điện.

Công suất tạo ra là đủ vừa để sạc điện cho các cảm biến nhỏ, và có thể tiến tới các thiết bị lớn hơn như smartphone, máy tính bảng.


Thử nghiệm truyền dẫn năng lượng qua không khí bằng cách sử dụng tia laser. (Ảnh: Đại học Sejong).

"Những cách tiếp cận trước đây chủ yếu yêu cầu thiết bị nhận phải đặt trong đế sạc đặc biệt, hoặc ở trạng thái cố định", Jinyong Ha, kỹ sư điện tại Đại học Sejong, Hàn Quốc lý giải. "Trong khi phương pháp mới cho phép người dùng hoàn toàn tự do, miễn là bộ phát và bộ thu nằm trong khoảng cách cần thiết".

Một điểm cộng của phương pháp này đó là năng lượng được truyền đi tuyệt đối an toàn. "Với bước sóng trung tâm 1550 nanomet, tia laser nằm trong vùng an toàn nhất của quang phổ hồng ngoại và không thể gây hại cho da hoặc mắt của người", nhà nghiên cứu cho biết.

Bộ phát tia laser thậm chí sẽ chuyển sang chế độ năng lượng thấp khi không phát hiện thấy có bộ thu nào trong "tầm ngắm".

Nghiên cứu được cho là có thể mang lại lợi ích, thậm chí là sự khác biệt lớn trong môi trường công nghiệp sản xuất, nơi hệ thống cáp nối gặp khó trong khâu triển khai, cũng như bảo trì.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 26/04/2025
Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Đăng ngày: 21/04/2025
Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Đăng ngày: 19/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News