Sinh vật lạ ở đáy biển Nam Cực lộ ra sau 50 năm bị băng bao phủ
Dù bị băng bao phủ nhiều thập kỷ, đáy biển Nam Cực vừa lộ ra vẫn chứa hệ sinh thái phong phú với nhiều loại động vật không xương sống, thậm chí cả cá.
Các nhà khoa học Đức đã kiểm tra khu vực đáy biển mới lộ ra, sau khi khối băng khổng lồ tách khỏi Nam Cực. Họ phát hiện vùng đáy biển có rất nhiều động vật, BBC cho biết.
Máy quay của nhóm được lắp loại kính lọc đặc biệt cho phép phát hiện nhiều động vật sinh sống giữa lớp bùn mềm. Đó là một cơ hội đáng chú ý cho nhóm nghiên cứu, khi tàu nghiên cứu RV Polarstern vượt qua khoảng biển hẹp giữa tảng băng trôi A74 và thềm băng Brunt.
Nhóm nghiên cứu đã cố gắng thăm dò vùng nước bên dưới các thềm băng mới hình thành, để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của hệ sinh thái độc đáo này, nhưng chưa thành công.
Các nhà nghiên cứu cho biết điều quan trọng là phải đến Nam Cực đúng nơi, đúng thời điểm. Thường điều kiện mặt biển đóng băng sẽ không cho phép tàu nghiên cứu vào vị trí mục tiêu. Nhưng tàu Polarstern, do Viện Alfred Wegener điều hành đã gặp may.
Một con hải quỳ được phát hiện dưới đáy biển vốn bị băng bao phủ nhiều thập kỷ. (Ảnh: OFOBS).
Con tàu đã ở phía đông biển Weddell trong chuyến thám hiểm được lên kế hoạch, trước khi tảng băng A74 tách khỏi thềm băng Brunt. Khi thời tiết dịu đi vào cuối tuần trước, con tàu đã tiến vào để quan sát đáy biển không còn băng bao phủ sau hơn 50 năm.
Tàu Polarstern đã sử dụng hệ thống đo đạc và quan sát tầng đại dương (OFOBS). Đây là hệ thống thiết bị tinh vi được kéo phía sau tàu ở độ sâu lớn. Trong hơn 5 giờ, hệ thống đã chụp gần 1.000 bức ảnh có độ phân giải cao và chuỗi video dài về đáy biển.
“Bất chấp nhiều thập kỷ có băng bao phủ, một cộng đồng sinh vật đáy biển vẫn phát triển mạnh mẽ và đa dạng đã được quan sát. Trong các bức ảnh có thể thấy rất nhiều động vật không xương sống được gắn vào những viên đá nhỏ nằm rải rác trên đáy biển mềm”, tiến sĩ Autun Purser và tiến sĩ Frank Wenzhoefer, thuộc nhóm vận hành OFOBS nói.
Họ cho biết phần lớn chúng là sinh vật ăn lọc, có lẽ sống nhờ vật chất mịn dịch chuyển dưới lớp băng trong nhiều thập kỷ qua. Một số loài động vật di động như hải sâm, sao biển và các loài nhuyễn thể khác nhau, nhưng họ cũng phát hiện ít nhất 5 loài cá và 2 loài bạch tuộc.
Tiến sĩ Huw Griffiths, thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, rất vui mừng khi nhìn thấy những bức ảnh gửi về từ tàu Polarstern.
“Những gì họ tìm thấy không gây sốc, nhưng thật đáng kinh ngạc, khi họ khảo sát được vùng đáy biển vừa lộ sau khi tảng băng tách khỏi thềm băng, và chắc chắn đây là khu vực lớn nhất từng được khảo sát theo cách này”, tiến sĩ Griffiths nói.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá "cắt cổ" chỉ dành cho người giàu
Vùng biển xứ Galicia ở tây bắc Tây Ban Nha nổi tiếng với nhiều loài hải sản cao cấp, trong đó ốc cổ ngỗng được xem là có giá trị dinh dưỡng rất cao với rất nhiều nguyên tố vi lượng, vị lại ngọt ngon.
