Sinh vật mới từ "thế giới mất tích": Có đồng loại ngoài hành tinh?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sinh vật bé nhỏ, chưa từng biết trên Trái đất, có khả năng cũng tồn tại trên các thế giới đại dương ngoài hành tinh như mặt trăng Europa của sao Mộc hay Enceladus của sao Thổ.
Theo tờ Space, "quái vật" nhỏ được đặt tên Sulfurimonas pluma, thuộc một họ sinh vật bí ẩn mà cho đến nay chỉ được biết đến từ các miệng núi lửa ở đáy đại dương của Trái đất.
Đồng loại Trái đất của nó thường sinh sống ở những vùng nước "ngạt thở" vì không chịu được nồng độ oxy cao, nhưng riêng loài này đã lộ diện tại vùng giàu oxy dưới đáy đại dương, nơi có một hệ thống thủy nhiệt - thứ được cho là "nhà máy tạo sự sống" của các hành tinh.
"Thành phố mất tích" mà giới khoa học gia vừa tìm thấy, mang các đặc điểm giống Europa và Enceladus, ngập sinh vật sống - (Ảnh: NOAA).
Hệ thống thủy nhiệt dưới đáy đại dương được các nghiên cứu chỉ ra là nơi mà các yếu tố tiền sinh học được tập hợp lại, phản ứng nhờ nhiệt độ và những thứ mà hệ thống này cung cấp, để tạo ra sinh vật sơ khai nhất của địa cầu. Điều này được cho là tương tự ở các thế giới ngoài hành tinh có đại dương và có các yếu tố cho phép hệ thống thủy nhiệt tồn tại.
Europa và Enceladus, hai điểm đến mà NASA đang chuẩn bị cho các sứ mệnh săn sự sống trực tiếp, cũng chứa đại dương như thế. Vì vậy sinh vật vừa được tìm thấy ở nơi mà nhóm nghiên cứu gọi là "thành phố mất tích" - ngụ ý một thế giới đông đúc và bị lãng quên - rất có thể có những người anh em đang sinh sống trên hai mặt trăng bí ẩn kia.
"Thật vô cùng phấn khích khi thấy những vi sinh vật như vậy không chỉ phong phú mà còn đang hoạt động mạnh" - tiến sĩ Massimiliano Molari từ Viện Vi sinh vật biển Max Planck (Đức) viết trong e-mail gửi tờ Space.
Một thay đổi di truyền đặc biệt đã giúp họ hàng vi khuẩn này có khả năng lấy năng lượng từ nhiều nguồn. Chúng nhân lên và sống khắp mọi nơi, mọi địa hình, mọi điều kiện ở đáy đại dương sâu thẳm, bao gồm các điều kiện giống những gì các nhà thiên văn đã tìm thấy ở các thế giới ngoài hành tinh.
Đó là nơi các luồng hydro nóng được phun lên cao hàng trăm mét, dần được cung cấp oxy nhờ trộn với nước biển giàu oxy xung quanh. Bằng chứng về các luồng tương tự từng được ghi nhận bởi các tàu thăm dò của NASA, ví dụ như tàu Cassini thăm dò sao Thổ, khi nó bay ngang mặt trăng Enceladus.
Vì vậy chúng sẽ là vật thí nghiệm hữu ích để cung cấp những chi tiết về dạng sinh vật mà các tàu NASA tương lai nên săn tìm ở các hành tinh và mặt trăng khác.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"
Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.
