Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?
Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.
Trong sứ mệnh quan sát sao Thổ và các mặt trăng hứa hẹn có sự sống, tàu Cassini nhiều lần bắt được những dòng vật chất lạnh giá từ mặt trăng Enceladus.
Luồng vật chất mà tàu Cassini nhiều lần bị phun trúng có thể là "lời nhắn gửi" từ sinh vật ngoài hành tinh - (Ảnh: NASA)
Enceladus, được đặt theo tên một vị thần khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, là vệ tinh lớn thứ 6 của sao Thổ.
Những luồng khí kèm theo hơi nước và nhiều vật liệu khác phun ra từ bên dưới bề mặt băng giá của mặt trăng này mang đến cơ hội để nghiên cứu thành phần của đại dương ngầm bên dưới.
Giá trị của nó càng được nâng cao với một nghiên cứu vừa được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences, chứng minh các luồng vật chất này có chứa axit amin.
Axit amin chính là nền tảng cơ bản cho sự sống mà các nhà khoa học vũ trụ luôn mong muốn tìm thấy.
Cấu trúc bên trong của Enceladus với đại dương ngầm có thể đầy sinh vật ngoài hành tinh, đang phun các luồng khí băng giá vào không gian - (Ảnh: NASA).
Tóm tắt nghiên cứu, tờ Sci News cho biết nhà khoa học từ Đại học California San Diego đã tìm thấy bằng chứng về axit amin nhờ việc tinh chỉnh một máy quang phổ được thiết kế để nghiên cứu động lực va chạm của các hạt trong sol khí.
Do vậy, họ có thể kiểm tra chi tiết các hành vi của các hạt trong luồng vật chất từ Enceladus, từ đó tìm ra bằng chứng về sự hiện diện của axit amin.
Phát hiện mới này là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về sự tồn tại của sinh vật ngoài hành tinh, chứng minh lập luận và niềm tin của NASA.
Tuy Cassini đã kết thúc sứ mệnh vài năm trước bằng cú lao mình vào bầu khí quyển sao Thổ để tránh làm ô nhiễm các "mặt trăng sự sống" Enceladus và Titan, nhưng các sứ mệnh tiếp theo đang được chuẩn bị.
Một con rắn robot đang được thiết kế và thử nghiệm bởi các nhà khoa học NASA. Trong tương lai, nó có thể được "thả" xuống Enceladus. Con rắn robot được thiết kế để vượt địa hình phức tạp, chui xuống sâu các rãnh băng để săn tìm sự sống ngoài hành tinh.
Bên cạnh Enceladus, mặt trăng Titan của sao Thổ cũng được NASA mô tả như một "Trái Đất thứ hai", với những dự tính đặc biệt trong tương lai.

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.
