Sinh vật nguy hiểm nhất thế giới xuất hiện ở hòn đảo nổi tiếng Thái Lan

Một trong những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới, sứa hộp, đã được nhìn thấy ở vùng nước ven biển của đảo Krabi, Thái Lan. Du khách được cảnh báo rằng nên tránh xa loài vật hết sức nguy hiểm này, Phuket Express đưa tin.

Các nhân viên của Cục Tài nguyên Biển và Bờ biển Thái Lan (DMCR) nhận thấy sứa độc đang tập trung ngày càng nhiều ở khu vực gần bến tàu Ao Nam Mao ở Ao Nang và yêu cầu những du khách đi nghỉ mát phải cực kỳ cẩn thận khi xuống nước, đồng thời hướng dẫn khách du lịch cách ứng phó nếu không may chạm phải loài vật nguy hiểm này.

Cần lưu ý rằng chỗ bị sứa đốt trong mọi trường hợp không được rửa bằng nước hoặc cồn. Để tránh xảy ra phản ứng dị ứng, cần rửa vùng da bị ảnh hưởng bằng giấm trong 30 giây.


Sứa độc đang tập trung ngày càng nhiều ở khu vực gần bến tàu Ao Nam Mao ở Ao Nang. (Ảnh: National Geographic).

Theo một số báo cáo, trong những năm qua đã có khoảng một trăm người đã chết vì chất độc của một con sứa.

Trường hợp thiệt mạng gần đây nhất xảy ra vào tháng 6/2023 tại Philippines. Một du khách người nước ngoài 31 tuổi đã bị sứa hộp đốt khi đang bơi ở bãi biển công cộng của khu nghỉ dưỡng Santa Fe trên đảo Bantayan.

Người đứng đầu khu nghỉ dưỡng Santa Fe, Ithamar Espinosa, xác nhận nữ du khách đã chạm vào xúc tu của sứa hộp và thiệt mạng ngay sau đó. Giới chức địa phương ngay lập tức cũng kêu gọi tất cả người dân và du khách tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia các môn thể thao dưới nước ở biển Visayan và Thái Bình Dương.


Sứa hộp hay ong bắp cày biển là loài sứa độc nhất và cũng được coi là sinh vật nguy hiểm nhất trên thế giới. (Ảnh: Howstuffworks).

Sứa hộp hay ong bắp cày biển là loài sứa độc nhất và cũng được coi là sinh vật nguy hiểm nhất trên thế giới. Loài vật này nổi tiếng vì có chất độc trong xúc tu có thể giết chết một người trưởng thành. Những xúc tu có nọc độc của sứa hộp chạm vào cơ thể đau đớn đến mức hầu hết những người bị đốt đều chết trong vòng vài phút do sốc đau, ngừng tim hoặc chết đuối. Ngoài ra, chất độc của sứa hộp cũng đủ để giết tới 60 người chỉ trong 3 phút.

Hiện tại đang là mùa sinh sản của sứa hộp ở vùng biển của các nước nhiệt đới. Đây là thời điểm đặc biệt nguy hiểm cho khách du lịch bơi lội ở khu vực này. “Trong khoảng thời gian này, khả năng gặp sứa ở các vùng ven biển cao hơn. Chúng có thể khác nhau về kích thước, hình dạng và mức độ nghiêm trọng của vết cắn. Mặc dù hầu hết vết đốt của sứa không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng có thể gây khó chịu, đau đớn và đôi khi gây phản ứng dị ứng”, thông báo trước đó viết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Đăng ngày: 09/05/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Đăng ngày: 07/05/2025
Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Đăng ngày: 06/05/2025
Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?

Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?

Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước?

Đăng ngày: 06/05/2025
Loài cá quen thuộc này đã đẩy

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng

Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News