Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh

Siphonophore là động vật khác thường bao gồm nhiều tổ chức đơn lẻ gọi là zooid, mỗi zooid có một chức năng riêng biệt dù giống hệt nhau về mặt di truyền.

Siphonophore (Thủy tức ống) có tên Siphonophora sống ở mọi đại dương trên khắp thế giới, chuyên ăn loài giáp xác nhỏ, giáp xác chân chèo và cá. Sinh vật biển kỳ lạ này có thể dài hơn cá voi xanh, động vật lớn nhất trên Trái đất, đạt chiều dài lên tới 46m, theo Live Science.

Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh
Siphonophore là tập hợp gồm nhiều cá thể đơn lẻ giống hệt nhau về mặt di truyền. (Ảnh: MBARI)

Có khoảng 175 loài siphonophore sống ở vùng biển sâu trong tất cả đại dương. Nhiều loài siphonophore trông giống sợi dây dài nhưng vài loài như sứa lửa (Physalia physalis) có độc trông giống sứa.

Dù siphonophore có thể giống một động vật đơn độc, nó thực chất là một quần thể bao gồm những tổ chức đơn lẻ gọi là zooid, mỗi zooid giữ một chức năng riêng. Vài zooid chuyên bắt mồi và tiêu hóa thức ăn trong khi zooid khác cho phép quần thể sinh sản hoặc bơi. Một zooid không thể tự sống sót do chúng chuyên thực hiện một chức năng, do đó phụ thuộc lẫn nhau để hình thành phần thân. Siphonophore phát triển từ một zooid nở từ trứng thụ tinh. Zooid đầu tiên này phát triển vùng sinh trưởng, từ đó zooid mới mọc lên. Siphonophore tự nhân bản vô tính để tạo ra ngày càng nhiều zooid.

Siphonophore ăn một loạt động vật biển nhỏ, bao gồm sinh vật phù da, cá và giáp xác. Những loài zooid sử dụng chất độc để bắt mồi có zooid trang bị các xúc tu nhỏ chứa chất độc gây tê liệt. Để săn mồi, chúng tung xúc tu đốt và khiến con mồi bất động trước khi kéo thức ăn vào miệng. Các nhà sinh vật học hải dương từng ghi hình một siphonophore kiếm ăn ở phía tây Australia năm 2020. Họ phát hiện loài siphonophore (Praya dubia) khổng lồ dài 45,7 m tạo ra vòng xoắn chết chóc để bẫy con mồi mất cảnh giác.

Nhiều siphonophore cũng phát quang sinh học và tạo ra ánh sáng thông qua phản ứng hóa học để thu hút con mồi. Dù phần lớn loài phát sáng màu xanh lá cây hoặc xanh dương, một loài siphonophore thuộc chi Erenna là động vật không xương sống đầu tiên phát sáng màu đỏ. Phát quang sinh học màu đỏ rất hiếm gặp do bước sóng ngắn của màu xanh lá cây và xanh dương truyền xa hơn ở biển và hữu ích về mặt tiến hóa hơn đối với động vật biển. Theo bài báo công bố năm 2005 trên tạp chí Science của nhà sinh vật học hải dương Steven Haddock ở Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey, ánh sáng màu đỏ màu có thể giúp thu hút cá bởi chúng nhầm quầng sáng màu đỏ đến từ tảo trong dạ dày của con mồi như giáp xác chân chèo.

Siphonophore thường trở thành mồi săn của rùa biển hoặc cá lớn. Tuy nhiên, vài loài có thể sử dụng xúc tu đốt để tự vệ trước động vật săn mồi. Chúng cũng là mục tiêu đi săn của loài giáp xác nhỏ li ti trong suốt tên phronima, có thể cắn xuyên qua siphonophore để sống bên trong cơ thể khiến chúng chết dần.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Các nhà khoa học ghi hình cá voi sát thủ tấn công cá heo nhỏ hơn, hạ gục con mồi và cùng chia sẻ bữa ăn với đồng loại.

Đăng ngày: 30/09/2024
Bạch tuộc hợp tác với cá để săn mồi

Bạch tuộc hợp tác với cá để săn mồi

Bạch tuộc vốn sống đơn độc được các nhà nghiên cứu phát hiện có hành vi hợp tác săn mồi phức tạp với cá, thể hiện khả năng lãnh đạo và hoạt động tập thể.

Đăng ngày: 27/09/2024
Hải quỳ tóm gọn bọ biển trong chớp mắt

Hải quỳ tóm gọn bọ biển trong chớp mắt

Ở độ sâu gần 700m dưới biển, phương tiện vận hành từ xa ghi hình cảnh tượng hải quỳ săn mồi nhanh như chớp nhờ các xúc tu.

Đăng ngày: 27/09/2024
Cảnh báo

Cảnh báo "thủy triều ác tính" đe dọa hàng triệu người

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng đang tạo ra " thủy triều ác tính" đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người trên toàn cầu.

Đăng ngày: 27/09/2024
Phát hiện một loài

Phát hiện một loài "cá mập ma" ẩn náu dưới đáy biển

Môi trường sống của loài cá mập ma nằm ở sâu dưới đáy biển, khiến việc nghiên cứu và theo dõi chúng trở nên khó khăn.

Đăng ngày: 26/09/2024
Cá voi sát thủ hất tung chim biển khỏi mặt nước

Cá voi sát thủ hất tung chim biển khỏi mặt nước

Trong lúc dạy con non cách săn mồi, cá voi sát thủ Bigg hất tung những con chim murre đang đậu trên mặt nước.

Đăng ngày: 24/09/2024
Giải pháp giúp bồi đắp cát bãi biển

Giải pháp giúp bồi đắp cát bãi biển

MIT và tổ chức Invena đang thử nghiệm cấu trúc chìm để thu gom cát, bảo vệ các đảo của Maldives, thậm chí tạo nên những hòn đảo mới.

Đăng ngày: 22/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News