Sinh viên đại học Stanford phát triển kính AI nhắc đáp án cho người nói
Nhóm sinh viên tại Đại học Stanford phát triển kính Rizz GPT với khả năng lắng nghe cuộc hội thoại của người đeo và gợi ý câu trả lời.
Sinh viên Bryan Hau-Ping Chiang tại Đại học Stanford giải thích cách hoạt động của nguyên mẫu kính Rizz GPT trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) qua một video đăng trên mạng xã hội Twitter, Interesting Engineering hôm 20/4 đưa tin.
Trong video, hai thành viên khác của nhóm nghiên cứu là Varun Shenoy và Alix Cui thử nghiệm chiếc kính. Alix đưa ra các câu hỏi cho Varun - người đeo kính Rizz GPT. Chiếc kính diễn giải câu hỏi và hiển thị câu trả lời trên màn hình với một chút độ trễ. Varun sau đó sẽ đọc to đáp án để tiếp tục cuộc hội thoại với người đối diện.
Rizz GPT được phát triển dựa trên Whisper, mô hình ngôn ngữ nhận dạng lời nói của OpenAI, và kính một mắt AR do Brilliant Labs cung cấp. Chiếc kính cũng trang bị microphone, màn hình độ phân giải cao và camera.
Kính Rizz GPT trang bị AI. (Ảnh: Bryan Hau-Ping Chiang)
Kính Rizz GPT giao tiếp qua Bluetooth với một ứng dụng trên thiết bị chủ, có thể là điện thoại của người dùng. Khi người dùng nói hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện, âm thanh sẽ được chuyển đổi thành văn bản theo thời gian thực. Cuộc trò chuyện được cung cấp cho chatbot thông qua Whisper, sau đó, chatbot sẽ gợi ý câu trả lời thích hợp. Toàn bộ quá trình này diễn ra rất nhanh, trừ khi người dùng có kết nối Internet chậm.
Tuy nhiên, nguyên mẫu Rizz GPT chưa thích hợp để sự dụng trong một buổi phỏng vấn hay hẹn hò thực tế. Nguyên mẫu cần được cải tiến để có thời lượng pin dài, trọng lượng nhẹ, bớt cồng kềnh và quan trọng nhất là thời gian phản hồi nhanh hơn. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, còn nhiều thứ khác cần phát triển, đặc biệt là khi GPT4 đa năng xuất hiện.

Mặt tối của AI: Robot nay đã biết phân biệt giới tính và chủng tộc
Những lo ngại về hiểm họa mà trí tuệ nhân tạo có thể đặt ra trong tương lai, đang dần hiện hữu.

Khi AI lấn sân sang nghệ thuật: 1 phút làm 60 bài thơ
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ít lần được chứng minh có khả năng vượt trội con người trong nhiều lĩnh vực. Và gần đây, AI đã 'dám' lấn sân cả vào lĩnh vực mà con người vẫn tự hào là 'độc quyền': nghệ thuật.

Những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống
Không chỉ tạo ra cơn sốt về công nghệ, AI còn đặt viên gạch đầu tiên cho một kỷ nguyên máy móc, từng bước thay thế con người thực hiện những công việc từ đơn giản cho tới không tưởng.

Các nhân vật trong truyện tranh Conan sẽ có dung nhan thực tế như thế nào ngoài đời thật?
Công nghệ AI cho kết quả siêu ấn tượng khi dựng lại hình ảnh các nhân vật trong bộ truyện Thám Tử Lừng Danh Conan.

Chân dung nhà thơ nổi tiếng được phục chế bằng AI
Kỹ sư 8x Phạm Sơn phục chế chân dung 10 nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 20 như Xuân Quỳnh, Hàn Mạc Tử, Tố Hữu bằng công nghệ AI.

Kỹ sư NASA bất ngờ trước hình dạng “ngoài hành tinh” của linh kiện tàu vũ trụ do AI chế tạo
Theo lời các kỹ sư NASA, vẻ ngoài khác lạ không ảnh hưởng tới hiệu năng của chúng. Trái lại, nó còn hiệu quả hơn thiết kế do con người tạo ra.
