Sợi tóc 3.000 năm tiết lộ một sự thật về người châu Âu cổ đại
Những sợi tóc từ thời đại đồ đồng đã tiết lộ bằng chứng trực tiếp đầu tiên về việc sử dụng ma túy ở châu Âu.
Theo một bài báo mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã phát hiện ra những sợi tóc có niên đại 3.000 năm, tiết lộ bằng chứng trực tiếp đầu tiên về việc sử dụng ma túy ở Châu Âu thời đại đồ đồng.
Các sợi tóc được tìm thấy bên trong các ống trang trí. (Ảnh: ASOME).
Những sợi tóc kỳ lạ đã được tìm thấy từ một hang động ở Menorca, một hòn đảo của Tây Ban Nha ở Biển Địa Trung Hải. Các nhà nghiên cứu cho biết con người đã sinh sống trong hang động, được gọi là Es Càrritx, khoảng 3.600 năm trước.
Bên trong hang Es Càrritx. (Ảnh: ASOME).
Những nhà thám hiểm tình cờ phát hiện ra Es Càrritx vào năm 1995. Khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật địa điểm này, họ đã phát hiện ra hài cốt của khoảng 210 cá thể, cũng như những chiếc hộp trang trí được niêm phong, chứa đầy những sợi tóc nhuộm đỏ.
Một số sợi tóc được tìm thấy bên trong hang động. (Ảnh: P. Witte).
Sử dụng phương pháp quang phổ khối có độ phân giải cao, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cẩn thận các sợi tóc. Họ tìm thấy atropine và scopolamine, hai chất ancaloit có thể gây ảo giác, mê sảng và thay đổi nhận thức giác quan. Họ cũng phát hiện ra ephedrine, một chất kích thích có thể làm tăng sự tỉnh táo và hưng phấn.
Hợp chất ancaloit thần kinh được tìm thấy trong một số loại thực vật có thể gây ra trạng thái ý thức bị thay đổi. Các nhà khảo cổ cho rằng người cổ đại có thể đã sử dụng các loại thực vật gây ảo giác trong các nghi lễ.
Từ đó cho thấy tổ tiên thời đại đồ đồng của chúng ta có khả năng đã tiêu thụ những hợp chất đó bằng cách ăn một số loại thực vật. Các nhà khoa học kết luận rằng những cá nhân này đã sử dụng các chất trong khoảng thời gian ít nhất một năm.
Lý do tại sao những cộng đồng này tiêu thụ các chất này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, mặc dù nhóm nghiên cứu nghi ngờ các pháp sư có thể đã sử dụng chúng khi thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Diễn giải của một nghệ sĩ về nghi lễ nhuộm tóc bên trong hang động.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mặc dù các loại thuốc làm thay đổi tâm trí “thường không được ghi nhận trong hồ sơ khảo cổ học”, nhưng sự tồn tại của chúng “từng được suy ra từ bằng chứng gián tiếp”, chẳng hạn như cặn trên các mảnh gốm. Đây là lần đầu tiên phát hiện ra những bằng chứng trực tiếp đầu tiên về việc tiêu thụ ma túy của người châu Âu.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
