Sinh viên Hà Lan chế tạo xe ôtô điện hoàn toàn bằng rác thải

Các sinh viên Hà Lan đã tạo ra một ôtô chạy hoàn toàn bằng điện và làm hoàn toàn bằng rác phế thải, gồm chai lọ nhựa PET tái chế và rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.

Theo Trường Đại học Kỹ thuật Eindhoven, chiếc ôtô thể thao 2 chỗ ngồi, màu vàng sáng mà nhóm sinh viên đặt tên là “Luca” có thể đạt vận tốc 90 km/h và đạt tối đa 220 km/h nếu được sạc điện đầy. Nhựa cứng như tivi cũ, đồ chơi, đồ gia dụng trong bếp, đã được dùng làm nguyên liệu để chế tạo thân xe ôtô, còn đệm ghế ngồi làm bằng xơ dừa và lông ngựa.

Sinh viên Hà Lan chế tạo xe ôtô điện hoàn toàn bằng rác thải
Xe ôtô điện có thể đạt vận tốc 90km/h và đạt tối đa 220km/h nếu được sạc điện đầy. (Ảnh minh họa: KT).

“Chiếc xe ôtô này rất đặc biệt vì nó làm hoàn toàn bằng rác thải. Chúng tôi đã sử dụng các loại rác thải khác nhau và cả rác thải tái chế, nhưng phần lớn đều là rác thải chưa được phân loại. Chúng tôi cũng sử dụng các vật liệu khác để làm nội thất xe và đó là những thứ mà chúng ta thường bỏ đi trong sinh hoạt hàng ngày như rác thải hộ gia đình chưa được phân loại. Đó là điều thực sự tuyệt vời”, Lisa Van Etten, thành viên nhóm thiết kế kiêm giám dốc dự án cho biết.

Chiếc ôtô được nhóm 22 sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Eindhoven thiết kế trong 18 tháng nhằm chứng minh rác thải vẫn còn rất nhiều giá trị nếu biết khai thác.

“Chúng tôi thực sự hi vọng các công ty ôtô cùng công ty các ngành nghề khác bắt đầu sử dụng vật liệu phế thải vì chúng tôi muốn chứng tỏ điều đó là có thể trong rất nhiều ứng dụng. Tôi nghĩ điều này cần có thời gian nhưng chúng tôi đang chứng kiến ngày càng có nhiều công ty bắt đầu sử dụng phế thải hoặc vật liệu từ thực vật trong trang trí nội thất và chúng tôi muốn chứng tỏ có thể làm các khung sản phẩm và hi vọng trong những năm tới, chúng ta sẽ được chứng kiến điều đó”, Matthijs Van Wijk, sinh viên trong nhóm thiết kế kiêm Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng của dự án chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dãy núi Himalaya hình thành như thế nào?

Dãy núi Himalaya hình thành như thế nào?

Dãy Himalaya vĩ đại được hình thành do quá trình va chạm giữa các lục địa. Chúng sở hữu những đặc điểm nổi bật về lịch sử địa chất của châu Á.

Đăng ngày: 24/11/2020
Công nghệ và thiên tai xung đột tạo thảm họa

Công nghệ và thiên tai xung đột tạo thảm họa "natech"

Định nghĩa của thuật ngữ này ngày càng được được phổ biến rộng rãi khi biến đổi khí hậu làm gia tăng các cơn bão và cháy rừng.

Đăng ngày: 23/11/2020
Thay đổi thói quen ăn uống để ngăn Trái đất nóng lên

Thay đổi thói quen ăn uống để ngăn Trái đất nóng lên

Nếu chúng ta ngừng đốt tất cả nhiên liệu hóa thạch từ giây phút này, liệu chỉ bấy nhiêu đó có đủ để kiểm soát sự nóng lên toàn cầu?

Đăng ngày: 20/11/2020
Biến đổi khí hậu khiến bão tồn tại lâu hơn khi đổ bộ vào đất liền

Biến đổi khí hậu khiến bão tồn tại lâu hơn khi đổ bộ vào đất liền

Theo một nghiên cứu mới, do biến đổi khí hậu, gần đây, các cơn bão duy trì sức mạnh lâu hơn khi chúng đổ bộ, gây ra sự tàn phá sâu trong đất liền.

Đăng ngày: 17/11/2020
Bụi cổ đại trong đại dương có thể đã giúp thay đổi khí hậu Trái đất

Bụi cổ đại trong đại dương có thể đã giúp thay đổi khí hậu Trái đất

Đáy đại dương của Nam Thái Bình Dương chứa các dấu vết của bụi cổ đại được cho có thể đã thay đổi khí hậu của Trái đất.

Đăng ngày: 17/11/2020
Bộ đồ ăn dùng một lần làm từ bã mía

Bộ đồ ăn dùng một lần làm từ bã mía

Các nhà khoa học tìm ra cách biến bã mía thành đồ dùng một lần thân thiện với môi trường, có thể phân hủy sau 60 ngày.

Đăng ngày: 16/11/2020
Điều gì tạo ra

Điều gì tạo ra "mùa bão phá mọi kỷ lục" ở Đại Tây Dương?

Mặc dù số các cơn bão ở Đại Tây Dương không gia tăng quá lớn, nhưng cường độ, tốc độ gió và lượng mưa mà chúng gây ra lại ở mức chưa từng ghi nhận trước đây.

Đăng ngày: 16/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News